Lễ Thủm Cuổn của người Sán Chay ngoài yếu tố tâm linh còn mang giá trị giáo dục thiết thực, góp phần gìn giữ các sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc. Nghi lễ Thủm Cuổn là một trong những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống có giá trị về nhiều mặt cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.

Ở Cao Bằng, tộc người Sán Chay cư trú chủ yếu ở hai huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm. Đây là tộc người thiểu số còn giữ được những nét sinh hoạt văn hóa tinh thần truyền thống, trong đó, nghi lễ Thủm Cuổn cho người con trai đến tuổi trưởng thành là một trong những nghi lễ không thể thiếu và có giá trị giáo dục đối với những người đàn ông dân tộc Sán Chay.

Mục đích của nghi lễ là cất bỏ bàn thờ bà Chấu Nhàng và đặt tên âm cho trẻ từ nay trẻ sẽ là thành viên trong gia đình, dòng tộc. Lễ Thủm Cuổn là cuộc chuyển giao mang tính giáo dục về mặt tinh thần để bé trai ý thức được làm người đàn ông trưởng thành cần có: đức, tài, trí, dũng, lo cho cuộc sống gia đình, chăm lo dòng tộc mai sau.
NISAVA
Mở đầu nghi lễ Thủm Cuổn là tiết mục múa của vị thần mặt Trời và vị thần mặt Trăng. Một người đàn ông cầm Thanh La đánh và một người đàn bà cầm trống múa vờn quấn quýt bên nhau, mô phỏng cuộc hội ngộ của cuộc tình giữa hai vị mặt Trời và mặt Trăng. Các động tác uyển chuyển, nhịp nhàng bộ gõ được hòa tấu tưng bừng, thể hiện niềm hân hoan của vạn vật trong cuộc lễ.

Trong lễ Thủm Cuổn sau khi đã tẩy uế ở trong nhà, người thụ lễ được đưa lên Ngũ Đài dựng bên ngoài nhà. Ngũ Đài tượng trưng là lưng con rồng (con của Thánh Mẫu cưỡi rồng từ trên trời về trái đất).

Từ trên Ngũ Đài, người ta làm các thủ tục và dặn người thụ lễ khi thực hiện mục rơi từ trên Ngũ Đài xuống dưới đất vẫn giữ nguyên được tư thế của người nằm co, hai tay ôm gối, mười ngón tay đan vào nhau, hai ngón tay cái đặt chạm vào hai ngón chân cái, mắt nhắm nghiền.

Ở dưới Ngũ Đài, các trẻ em cùng trang lứa túm lại chăng tấm lưới đan bằng dây rừng, trong lưới có rải tấm chăn để khi người thụ lễ rơi xuống tấm chăn và lưới sẽ được che đậy lại tượng trưng là bọc bào thai, trên bọc đặt một bát nước dùng để tẩy uế. Động tác rơi từ trên Ngũ Đài xuống thể hiện sự giáng sinh của người thụ lễ (được sinh ra ở bên cõi âm).

Các thầy thực hiện nghi lễ đón người giáng sinh đi vòng quanh Ngũ Đài và người thụ lễ, sau đó thầy Slay nhậy kiểm tra xem tư thế nằm của người thụ lễ có đúng như cũ không rồi tẩy uế. Một đoàn khác từ nhà lên Ngũ Đài, có bà Chấu Nhàng, cùng Tua Ròng và một em nhỏ lưng cõng em bé giả, tay cầm ô che (tượng trưng cõng bé từ Ngũ Đài về nhà), Tua Ròng – vị thần xua tà quỷ làm các động tác bắn cung lên Ngũ Đài (mở cửa trời) chặt võng (phá bọc thai)…

Bà Chấu Nhàng cùng đoàn đi vòng quanh Ngũ Đài rồi dùng dao chặt vào chân cột Ngũ Đài (phá Ngũ Đài, con trẻ về trần gian). Các thầy cho người thụ lễ uống nước và ăn cơm thịt (trẻ sinh ra được ăn uống)…
NISAVA
Sau các nghi lễ, người thụ lễ được đưa về nhà tiến hành nghi lễ đặt tên âm và Thủm Cuổn. Tên âm của người thụ lễ viết vào giấy hai bản, một bản hóa lửa cho tổ sư và thánh thần, một bản lưu để đến khi già mãn sẽ hóa lửa về với tổ tiên, có bản giấy này tổ tiên mới nhận biết con cháu dòng tộc. Đây là vấn đề cốt lõi của nghi lễ Thủm Cuổn. Người Sán Chay quan niệm người Thủm Cuổn mới được tổ tiên bên cõi âm công nhận là người trưởng thành và thực hiện việc thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, đến khi chết mới được về với tổ tiên.

Lễ Thủm Cuổn của người Sán Chay có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và giá trị giáo dục, đây là vấn đề trọng yếu giáo dục cho trẻ trở thành người chủ trong tương lai.

Theo Dân Tộc Việt
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *