Hàng năm vào ngày thìn đầu tiên sau rằm tháng giêng, người Giáy ở Sa Pa tổ chức lễ hội đặc sắc của mình. Lễ cúng tổ chức vào giờ ngọ. Thầy cúng mặc bộ đồ màu xanh dâng lễ vật cho Trời, Đất, Thần Lúa cầu mong thần linh chăm sóc, bảo vệ mùa màng, vụ mùa bội thu. Sau lễ cúng dân bản cùng tham gia các trò chơi truyền thống: bắn cung, bắn nỏ, đua ngựa, ném còn, kéo dây, đẩy gậy.
Tương truyền rằng, xưa triều đình nhà Hán (Trung Quốc) đưa quân đánh chiếm Mường Khương. Chúng chiếm đóng, giết người Nùng rất dã man. Do thế giặc mạnh nên sau một thời gian chống cự, đồng bào phải bỏ lại vùng đất của mình, rút lui theo dòng chảy của sông. Quân giặc tưởng người Nùng đã chạy trốn xa rồi nên không đuổi nữa, quay lại chiếm đóng mường, sau đó rút về nước, chỉ để lại một số người cai quản. Sau một thời gian ẩn nấp trong rừng, người Nùng đã củng cố lực lượng, quyết tâm đánh giặc để giành lại vùng đất của mình.
Điều làm nên sự khác lạ của món xôi này chính là “bản hợp tấu” tài tình của màu sắc mà chỉ những người phụ nữ Nùng Dín khéo léo mới có thể tạo ra. Không dùng bất cứ một thứ phẩm màu cao cấp nào, chỉ tận dụng cây rừng có sẵn như lá cây đỏ đen, cây hoa vàng, lá câm hoa hay nghệ… nhưng bằng bí quyết gia truyền, họ đã tạo ra một món ăn hấp dẫn.
Xôi được làm từ thứ gạo nếp ngon, hạt to tròn, hương thơm ngọt, loại gạo chỉ có trên những nương rẫy mỗi năm một vụ cấy hái mới có. Gạo ngâm kỹ, đãi sạch, ướp màu rồi đồ khoảng 2 giờ. Những người phụ nữ Nùng Dín với kinh nghiệm lâu năm cho biết để giữ màu xôi được tươi, khi nấu không được cho muối vào gạo.
Màu xanh là biểu tượng của mùa xuân; màu đỏ là máu của những người đã hy sinh, là chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín…, bảy màu xôi thể hiện sự hào húng của cuộc kháng chiến chống quân Hán của đồng bào Mường Khương
Người Nùng Dín quan niệm, trong các ngày lễ, ngày Tết, việc ăn xôi bảy màu sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành. Đĩa xôi bảy màu là niềm tự hào của chị em phụ nữ Nùng bởi nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của họ.
Nếu đã một lần đến với gia đình Nùng Dín, tôi tin rằng bạn sẽ không khỏi thán phục và còn muốn có thêm lần nữa trở lại nơi đây để được thưởng thức món xôi bảy màu độc đáo trong không khí lễ hội tưng bừng với những câu hát, điệu nhảy nơi vùng cao sương gió…
Theo báo Thái Nguyên