(BTO) – Trong những năm gần đây, với 28 km bờ biển La Gi đã mất dần khá nhiều vẻ đẹp hoang sơ, những mảng xanh của rừng dương phòng hộ thu nhỏ lại do các dự án khai thác khoáng sản và các công trình xây dựng du lịch bỏ dỡ. Nhưng điều không ngờ và được coi là hiếm hoi, với dọc dài bờ biển khoảng 2 km còn nguyên rặng rừng dương xanh cổ thụ phủ kín dải đồi cát.
Đó là bãi biển Bàu Dòi, thuộc xã Tân Tiến (La Gi), nằm cạnh đường giao thông nhưng bị che khuất bởi con dốc tên Dốc Trâu mà trở thành độc đạo, chỉ có sức kéo bò trâu mới vượt qua. Không phải đợi mùa, cứ áng chừng giấc sáng, mặt vừa trời lên ra đây đã thấy hàng trăm chiếc thuyền thúng nằm kín trên bãi cát phẳng. Những con cá trích, chỉ, liệt… còn thoi thóp trong khoang thúng vừa được trút ra, chiếc nhiều chiếc ít sau buổi ra biển bắt đầu từ chặp sáng rồi mới vào bờ. Mùa êm thì dùng lưới cá ve, mùa động thì lưới hai thích hợp với nghề lưới gần bờ.
Tuy hình dáng vẫn là chiếc thúng tròn vành đựng thóc miền quê ngày nào nhưng nay dù bằng nguyên liệu mới, người địa phương vẫn gọi những chiếc thuyền thúng này là thúng chai. Rồi mang tên luôn cho bến bãi ngang này là làng thúng chai Bàu Dòi. Thúng chai có từ thời ghe thuyền chạy bằng buồm chèo, được đan bằng cật tre, xảm mủ chai rừng rất phổ biến ở các làng chài bãi ngang. Nay chỉ sử dụng tấm nhựa composite tuy có sức bền cao hơn nhưng độ đằm trên sóng không bằng thúng chai làm theo cách cũ.
Giá tiền sắm chiếc thuyền thúng chỉ khoảng 6 triệu đồng, gắn thêm chiếc f4 đuôi tôm chừng 5 triệu đồng vừa sức của một gia đình để kết hợp làm nông và thêm nghề biển. Mỗi buổi biển, cá ghẹ tươi được đem lên chợ hải sản ngảnh Tam Tân bán cho khách du lịch, đã kết nối giữa các dịch vụ du lịch với nguồn thu hoạch hải sản với nhau, tạo nên ấn tượng cho khách du lịch đến đây là tận hưởng hương vị biển đẹp, cá tươi… Một số ngành nghề đặc trưng truyền thống ở vùng biển La Gi càng ngày đã phai mờ do sự tác động đô thị hóa và nhu cầu thị trường không có, nhưng với làng làm nghề thúng chai Bàu Dòi đã có trên 50 năm tồn tại kể từ khi hình thành cư dân giáo xứ Hiệp An.
Bãi Bàu Dòi là một trong 4 khu quy hoạch du lịch cộng đồng của thị xã La Gi, chỉ rộng 2 ha nhưng có lợi thế cảnh quan sinh thái còn nguyên sơ, bãi cát phẳng mịn và nằm trong vũng biển trong xanh, êm ả bởi được che chắn hai đầu là ngảnh Tam Tân và Đồi Đương (Bình Tân). Nhưng với quy hoạch này một mai khi các công trình xây dựng khu cộng đồng hình thành thì liệu chừng với trên 500 chiếc thuyền thúng cũng có nghĩa tương đương với số hộ gia đình ở đây, đâu sẽ là bến đỗ.
Kề cạnh đó lại là những dự án du lịch đã cấp giấy đầu tư và đương nhiên phần đất bãi biển phải được khai thác dành cho khách nghỉ dưỡng tắm nắng, vui chơi. Một thực tế, nghề thuyền thúng phải thường xuyên chung đụng với môi trường, nào cá, nào lưới, rác rến rơi vãi gây ô nhiễm… không thể nào đòi hỏi như một bến du thuyền.
Tôi có dịp cùng đi với đoàn làm phim ký sự của đài BTV Bình Thuận, nghe qua trả lời phỏng vấn của các ngư dân như anh Nguyễn Văn Thắng, anh Nguyễn Văn Triều ở thôn Hiệp An (Tân Tiến), đã sống với nghề thuyền thúng từ 15 năm nay, coi đó là nguồn thu nhập cho gia đình lớn hơn cả mảnh ruộng đang có. Khi hỏi chuyện nay mai bến bãi này sẽ là khu du lịch cộng đồng thì nghĩ sao? Họ không chút lưỡng lự, sản phẩm thu được đều có nơi tiêu thụ như lâu nay cho nên du lịch phát triển là thấy mừng. Có điều những ngư dân này không hề băn khoăn rồi đây bãi đỗ cho những chiếc thuyền thúng này sẽ nằm ở đâu? vì họ đơn giản nghĩ chắc khu cộng đồng cũng chỉ hơn đôi chút mấy cái quán nhậu dưới rặng dương xanh, thế thôi.
Theo Phan Chính (Báo Bình Thuận)
NISAVA TRAVEL! var omitformtags=[“input”, “textarea”, “select”] omitformtags=omitformtags.join(“|”) function disableselect(e){ if (omitformtags.indexOf(e.target.tagName.toLowerCase())==-1) return false } function reEnable(){ return true } if (typeof document.onselectstart!=”undefined”) document.onselectstart=new Function (“return false”) else{ document.onmousedown=disableselect document.onmouseup=reEnable }