Hồ đá bàn nằm trên địa phận xã Ninh Sơn, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà. Hồ được tạo nên vào đầu thập niên 80, khi người ta xây một cái đập ngăn nước trên thượng nguồn sông Lốt, hay còn gọi là sông Đá Bàn. Hồ Đá Bàn có hình dạng giống như chiếc lá dài trên 2km, rộng trên 1 km, bao quanh là những khu rừng nguyên sinh phòng hộ đầu nguồn. Nước đổ vào lòng hồ từ ba con suối đó là: suối Dứa, suối Sông Cả và suối Đá Đen, tất cả ba con suối đó đổ nước vào lòng hồ nên nước hồ quanh năm xanh trong đến kỳ lạ.

Từ quốc lộ 1 ở ngã ba Đá Bàn  theo con đường tỉnh lộ 7 rải nhựa phẳng lỳ đi 10km là đến với hồ Thủy lợi Đá Bàn. Đứng trên con đập bê tông dài rộng đồ sộ,  trãi ra trước mặt bạn là quang cảnh mặt nước mênh mông rộng lớn như một lòng chảo giữa những cánh rừng nguyên sinh phủ một màu xanh bất tận.
. var AdBrite_Title_Color = ‘000000’; var AdBrite_Text_Color = ‘000000’; var AdBrite_Background_Color = ‘FFFFFF’; var AdBrite_Border_Color = ‘C3D9FF’; var AdBrite_URL_Color = ‘191919’; try{var AdBrite_Iframe=window.top!=window.self?2:1;var AdBrite_Referrer=document.referrer==”?document.location:document.referrer;AdBrite_Referrer=encodeURIComponent(AdBrite_Referrer);}catch(e){var AdBrite_Iframe=”;var AdBrite_Referrer=”;} document.write(String.fromCharCode(60,83,67,82,73,80,84));document.write(‘ src=”http://ads.adbrite.com/mb/text_group.php?sid=826922&zs=3330305f323530&ifr=’+AdBrite_Iframe+’&ref=’+AdBrite_Referrer+'” type=”text/javascript”>’);document.write(String.fromCharCode(60,47,83,67,82,73,80,84,62));

Your Ad Here

Về với hồ Đá Bàn ta được trở về nơi cội nguồn của chiến khu cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ở đây còn lưu giữ những những địa danh nỗi tiếng mà kẻ thu nghe đến đã khiếp vía, kinh hoàng như: đồi Yên Ngựa, Gộp Đá Đen… Ngoài ra còn có hang Bệnh Xá, hang Chỉ huy vẫn còn lưu lại những dấu vết của thế hệ cha anh một thời giữ nước.

Chiếc xuồng cao tốc hơn nữa giờ đồng hồ sẽ đưa bạn qua bên kia lòng hồ, điều mà làm bạn không khỏi ngạc nhiên khi ngược dòng sông Cái đi lên thường nguồn là những bãi cát trắng phau, xen lẫn với những bãi đá cuội đen. Bày ra trước mắt bạn là những tảng đá to bằng phẳng như những mặt những chiếc bàn, bạn có thể ngồi trên đó mười lăm đến hai mươi người mà vẫn còn rộng chỗ. Không phải là một hòn mà cả một bãi đá bằng phẳng như vậy, do đó mới có tên gọi là suối Đá Bàn.

Nếu bạn đến suối Đá Bàn vào những ngày hè nóng bức, thì khi vừa đặt chân tới đầu con suối bạn đã cảm thấy mình như đang bước vào một khách sạn hạng sang có máy điều hòa nhiệt độ, lúc đó bạn có cảm giác là mình đang bị ướp lạnh. Vì tất cả những con suối ở đây được che chắn bởi những tán lá của khu rừng phòng hộ nguyên sinh, ánh nắng mặt trời ngay giữa trưa mùa hè cũng khó lòng chen qua được những kẽ lá ở đây. Tiếng chim chuyền cành, tiếng khứơu hót, tiếng vượn hú hòa lẫn với tiếng thác nước reo, tạo nên bản giao hưởng thiên nhiên tuyệt diệu.

Cá ở đây có đủ loại như: cá Chép, cá Chình, cá Lóc ( cá Tràu), cá mè có con nặng hơn chục kg, cá Trắm Đen có con nặng  7 – 8 kg ( Trắm Ấn Độ), Trắm Cỏ…ngoài ra còn có Tôm, Cua, Ốc. Đặc biệt nhiều nhất ở suối là cá Trắng và cá Long Tong, nhiều đến mức nếu bạn xuống tắm nó sẽ tập trung từng đàn đến để rỉa vào da thịt bạn làm cho bạn nhột khó chịu. Chỉ cần một tay lưới một, bạn thả xuống chưa đầy 30 phút đã có một tay lưới dính đầy cá Lòng Tong chí ít cũng phải vài kg.

Cá này rất hợp với lá Giang ( Loại lá chua dùng để nấu canh chua) hai thứ này nấu với nhau cho thêm mấy quả ớt Xiêm giá nát cho vào ( ớt chỉ thiên) thì bạn có ngay một nồi canh chua hảo hạng không thứ gì sánh bằng, món này vừa hoang dã nhưng lại là món khoái khẩu cho dân thích nhậu. Thú vị nhất là khi lên đến con thác 1 của suối Cái ( suối Đá Bàn) bạn có cảm giác như đang được đứng trước  “Bồng lai Tiên cảnh”, bởi thác nước tỏa ra những bụi nước li ti mờ ảo như sương giăng, hòa với cầu vồng bảy sắc giăng đan trên từng kẽ lá qua từng đường nắng hiếm hoi.

Đắm mình giữa dòng nước chảy mát, nghe tiếng chim hót réo gọi bạn tình, thì bạn cảm thấy mọi lo toan, vất vã, giữa đời thường không còn vướng bận trong tâm can. Đến đây bạn mới cảm thấy thời gian sao mà quý hiếm thế, thoáng một cái đã thấy bóng tối ập đến rất nhanh, nếu bạn ở lại thì đây là một dịp tốt để bạn thưởng ngoạn đêm lửa trại, hay đi soi cá, tôm, cua, ếch vào ban đêm.

Thú vị hơn nữa là đi bắt Cheo ( loại thú to nằng con thỏ) loại này chỉ cần có một tiếng động mạnh là nó rất sợ đứng tại chổ run, chỉ cần một cái thanh củi dài khoảng một mét là có thể bắt được chúng. Thịt con Kỳ Tôm nướng lửa than trắng thơm ngon như thịt gà, cùng với thịt cá nướng chấm với muối ớt xiêm, vắt vào một ít nước chanh thì không có món nào hấp dẫn bằng.

Hiện nay Hồ Đá Bàn chưa có một cơ quan nào quản lý về việc tham quan hay du lịch sinh thái, nên một số khách thường đi theo dạng tự do, chỉ chi một ít tiền thuê ca nô sang bên kia hồ hẹn giờ họ sẽ sang đón về, nên vào những ngày lễ, tết khách du lịch đổ về đây không ít, nhưng  mới chỉ là khách nội địa, thỉnh thoảng cũng có khách nước ngoài nhưng vì không có người hướng dẫn nên du khách chưa hiểu hết phong cảnh và những điều thú vị ở đây.

Về với hồ Đá Bàn ngoài việc khách du lịch về thăm cội nguồn chiến khu cách mạng, thì ở đây còn là một điểm du lịch sinh thái đầy hấp dẫn đối với du khách. Với diện tích hàng ngàn hét ta mặt nước hồ tĩnh lặng sẽ là một nơi để các nhà đầu tư khai thác môn thể thao du lịch lướt ván hay đua thuyền cũng khá thú vị và đầy sức lôi cuốn. Đó là chưa nói đến việc xây cất lên những khu nhà nỗi trên hồ vừa câu cá vừa thưởng ngoạn món ẩm thực núi đồi, sông hồ thì khách du lịch thích thú biết bao. Tôi tin rằng những ai thích đi du lịch sinh thái muốn khám phá thiên nhiên thì hãy nên đến với hồ Đá Bàn nơi này bạn sẽ được tận hưởng những gì mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

NISAVA TRAVEL! – Theo web ThixaNinhhoa, Vietgle, internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *