Chùa Dận (tên chữ là Ứng Tâm tự (応心寺)) là một ngôi chùa tọa lạc tại phố chùa Dận, đường Trần Phú phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ngay sát quốc lộ 1 cũ. Chùa có từ thế kỷ 8, từng là nơi tu hành của các thiền sư có tiếng trong lịch sử là Định Không, Vạn Hạnh, Lý Khánh Vân. Ngôi chùa có nhiều huyền tích ra đời vào thế kỷ thứ 8. Ngôi chùa là nơi đã dương dục một vĩ nhân của dân tộc sau này. Vĩ nhân đó là vua Lý Công Uẩn.
Chùa Dận còn có tên gọi khác là chùa Rặn, chùa Cổ Pháp, trước khi nổi tiếng là nơi dưỡng dục một vĩ nhân của dân tộc đã được biết đến từng là nơi tu hành của các thiền sư có tiếng trong lịch sử: Định Không, Vạn Hạnh, Lý Khánh Văn. Theo nhiều sử sách, từ lúc sinh ra, Lý Công Uẩn đã có những biểu hiện của một thiên tài. Ông sẽ là người gây ảnh hưởng cho giang sơn xã tắc sau này.
Chuyện kể rằng, Lý Công Uẩn được sinh thành từ người mẹ tên là Phạm Thị, sau khi sinh xong Lý Công Uẩn thì mà bất. Bà Phạm Thị là một tiểu nữ, quen một chàng trai làm làm thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh). Hai người vì yêu nhau thắm thiết làm Phạm Thị bị có thai.
Sau hai người bị chùa đuổi. Chàng trai trong một lần đi tìm nước uống đã ngào nhào xuống giếng giữa rừng. Phạm Thị chưa kịp cứu, giếng đã bị lấp lại. Sau khi sinh con, Phạm Thị đem con tới chùa. Trước đó, sư trụ trì được báo mộng là được đón tiếp hoàng đế nên sư ra đón rất nhiệt tình và thành khẩn.
Có truyền thuyết khác kể rằng, Phạm Thị là bà goá chồng, đến làm thuê ở chùa Cổ Pháp. Bà có đi lại với trụ trì chùa là Lý Khánh Văn, rồi mang thai. Biết chuyện, Lý Khánh Văn đuổi Phạm Thị đi. Sau khi sinh con, Phạm Thị bọc con trong tấm áo cũ rồi để trước cửa tam quan chùa. Lý Khánh Văn biết được, chăm nuôi rất chu đáo. Trước tích này, đã có thơ giễu Lý Khánh Văn: “Con ai đem bỏ chùa này. Nam mô di Phật con thầy, thầy nuôi”.
Lý Công Uẩn tuy tuổi còn nhỏ nhưng tỏ ra thông minh hơn người, mới 6 tuổi đã thuộc làu nhiều kinh sách. Cậu rất nghịch ngợm và ham chơi. Theo tích kể, Lý Khánh Văn nhờ cậu đêm oản đi cúng Hộ Pháp. Công Uẩn ăn mất một phần oản trước khi đem cúng. Đêm, Hộ Pháp báo mộng, Lý Khánh Văn biết mắng Công Uẩn.
Ức quá, Công Uẩn đi gặp tượng Hộ Pháp, viết vào sau lưng pho tượng mấy chữ “Đồ tam thiên lý”, nghĩa là “Đày ba ngàn dặm”. Đêm ấy, Hộ Pháp lại báo mộng cho Lý Khánh Văn, nói rằng, ông bị vua đày đi xa nên đến chào Khánh Văn. Sau đó, Lý Khánh Văn đi xem lựng tượng Hộ Pháp thì quả như vậy, sai tiểu rửa chữ nhưng không sạch. Bảo Công Uẩn, cậu chỉ cần lấy tay chà nhẹ, chữ đã mất hết.
Sau đó, Công Uẩn được đưa đến chùa Tiêu Sơn của thiền sư Vạn Hạnh (anh trai Lý Khánh Văn) để học hành. Tại đây, cậu tính cũ vẫn y thế. Nên có lần bị phạt trói ở cổng tam quan.
Công Uẩn tỏ ra không hề gì, đáp thơ: “Thiên vi khâm chầm địa vị thiên/ Nhật nguyệt đồng song đốt ngã miên/ Dạ thâm bất cảm trăng thân túc/ Chỉ khủng sơn hà xã tắc điên”, được dịch: “Trời làm màn gối, đất làm chiên. Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên. Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi/ Chỉ sợ sơn hà, xã tắc nghiêng”. Nghe xong thơ, Vạn Hạnh biết Công Uẩn không phải là một người tài bình thường nên ông cố công dạy bảo Công Uẩn. Sau quả nhiên, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý. Và ông chính là người ra chiếu rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La – Thăng Long, Hà Nội bây giờ.
Kiến trúc chùa Dận với tòa tam bảo gồm 5 gian trồng diêm hai tầng cùng 2 gian hậu cung chuôi vồ. Tòa tam bảo này có mái rất cao, ánh sáng tự nhiên vào nhiều nên rất sáng so với nhiều ngôi chùa khác ở Việt Nam.
Trong gian có nhiều tượng Phật (Tam Thế, Di Đà, Thế Tôn, Thích Ca sơ sinh, Quan Âm nghìn tay), các thánh tăng, 2 vị hộ pháp hai bên trái phải, 8 vị kim cương mỗi bên trái phải 4 vị, v.v…
Các tượng đều được làm lại sau khi đã bị quân Pháp phá hủy.
Đền Lý Triều Quốc Mẫu (thờ Lý Thánh Mẫu Minh Đức Hoàng Thái Hậu Phạm Thị, mẹ của Lý Công Uẩn) gồm 3 gian, ở phía sau cùng bên trái của chùa. Chùa Dận từng là nơi trú ẩn của các nhà cách mạng Cộng sản Việt Nam như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Trần Đăng Ninh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.[3]
Theo VnTimes, Wikipedia
NISAVA TRAVEL!