Lùng Cúng, cái tên rất quen thuộc trong giới thích leo núi ở Việt Nam phải không? Và nơi ấy chưa được chấm trên bản đồ (thời điểm đầu tháng 02-2015).

Đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng nằm sâu trong vùng núi hiểm trở bậc nhất tại xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Leo Lùng Cúng mất khoảng 2 ngày một đêm trong rừng để tới đỉnh và xuống núi. Nhiều lời khuyên cho các phượt thủ rằng có thể leo từ 3 hướng khác nhau là bản Thào Chua Chải, bản Lùng Cúng hoặc bản Tu San. Hành trình sẽ đi qua rừng nguyên sinh có cảnh quan rất đẹp, khách sẽ bắt gặp những thảm thực vật độc đáo hoặc tán lá phong.

< Qua đèo Khau Phạ ăn tối bằng cá hồi.

Bọn này đã nghiên cứu từ lâu (T5/2014) nhưng thực sự lần này kế hoach chinh phục Lùng Cúng mới được thực hiện. Có một số đoàn đã thất bại 1-2 lần khi lựa chọn đường vào theo đúng vị trí của đỉnh núi này là bản Lùng Cúng, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.

< Đêm ngủ nhờ ở nhà Vàng A Tu.

Sau 2 tuần tìm hiểu các loại bản đồ từ bản đồ Hành chính, bản đồ Gmap và bản đồ trên Ridewithgps.com, hỏi được thông tin từ cán bộ xã và tin tưởng vụ thành công từ đỉnh Sinh Tcha Pao (Xi Giơ Pao) nên tôi không chọn hướng leo từ bản Lùng Cúng mà sẽ theo hướng ngược lại là từ bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha, cùng huyện Mù Căn Chải.
NISAVA
Nhìn trên bản đồ dĩ nhiên leo từ Thào Chua Chải sẽ xa hơn nhưng thuận lợi về đường vào vì từ quốc lộ 32 vào bản (đi được oto vào tận bản) cách 8km. Đường giao thông vào bản có cả trên bản đồ.

< Sáng, trước khi lên đường chúng tôi nhờ porter chụp ảnh. Ba cậu porter này tên ghép lại rất hay: Mùa (92), Câu (88), Giờ (86) và họ rất thích làm mẫu ảnh!

Còn nhìn trên bản đồ bên Nậm Có thì chẳng rõ đường vào bản, chỉ biết rằng đường vào bản từ UB xã là 25km đường núi rất khó đi, vào mùa mưa thì chỉ có nước… nên đi càng khó khăn mà thôi. Còn mùa khô thì cũng chỉ đi được bằng xe máy.
Về đường chim bay để lên đỉnh từ bản Thào Chua Chải khoảng 8,8km, nhưng điểm xuất phát đã ở độ cao ~1750m rồi nên sẽ thuận lợi hơn.

< 7h45 chúng tôi bắt đầu hành trình, đầu tiên là lối mòn (trong đầu nghĩ sao đường đẹp thế nhỉ, cung nhàn đây).

< Đi khoảng hơn nửa giờ thì xuống suối. Cứ men theo con suối, lộn qua lộn lại cả chục lần rồi đến lối mòn do Trâu cày…

Về porter, liên lạc được ngay cán bộ xã Chế Cu Nha qua trang thông tin của huyện MCC (thường trú tại bản Thào Chua Chải này luôn – may mắn ban đầu là liên lạc được đúng người ở bản). Tôi nhờ anh cán bộ này hỏi người dẫn luôn và được biết dân bản cũng biết đường.

< … thì đến khu vực Tà Cô Y, đây là cổng vào (cổng được dựng lên để chắn Trâu bò).

Mọi thông tin ban đầu là như vậy và tôi cũng rất tin tưởng khi lựa chọn hướng chinh phục từ Thào Chua Chải sẽ thuận lợi hơn.
Lịch trình dự định là 3 ngày, nên tôi chuẩn bị kỹ từ thức ăn đến đồ dùng cho cả đoàn và porter để đảm bảo sức khỏe trong hành trình. Cuối cùng thực tế đường đi quá là dễ dàng so với những núi trước chúng tôi đã leo nên đỉnh Lùng Cúng được chinh phục luôn trong ngày đầu tiên, và về bản ngay chiều hôm sau.

< Tà Cô Y vốn là thung lũng giữa núi, ở đây bãi đất khá rộng và bằng phẳng, độ cao khoảng 1900m. Nghe dân bản nói trước đây là cánh đồng thuốc phiện, kh vực này thỉnh thoảng có cả khách nước ngoài đến khám phá.
NISAVA

< Khu vực này bằng phẳng cách bản khoảng 5km, cắm trại ở đây cũng khá tuyệt. Có cả con suối dẫn nước trên núi về.

< Có ao, dân bản nuôi vịt.

Tracklog khi được như sau: Về đường đi khá sát với đường chim bay được nạp trước để tham khảo (đường vẽ trước là màu xanh, đường thực tế là màu đỏ). Lối mòn lên tận đỉnh và khu vực này được dân bản nuôi thả trâu bò, ngay cả trên đỉnh cũng đầy bãi Trâu đầm nhưng qua mùa đông nên trâu được lùa về hết chẳng còn con nào.

< Khu vực này đến mùa cỏ non chắc nuôi nhiều trâu ngựa lắm đây, giờ chỉ còn sót lại vài con. Lúc này là khoảng 10h, do ăn sớm nên chúng tôi dừng ăn trưa tại đây vì view khác đẹp, bữa trưa đơn giản gồm bánh trưng và giò.
NISAVA
Đặc biệt đi qua khu vực thảo nguyên Tà Cô Y bằng phẳng cách bản khoảng 5km (trước đây 20-30 năm vốn là nơi trồng thuốc phiện) bây giờ thành bãi thả Trâu bò ngựa gà của dân bản, vào mùa đông không thấy nuôi chắc do lạnh nên được lùa về bản hết rồi.

< Ăn trưa xong nghỉ một lúc lại tiếp tục, đừng bắt đầu dốc. Qua quả núi phủ đầy dương xỉ, qua mùa đông lũ dương xỉ này khô rạc hết cả trông xa cứ như tuyết phủ vậy.

< Nhìn xuống Tà cô y thỉnh thoảng bị phủ mây mù.

Lộ trình như sau:
HN – CT Nội Bài Lào Cai – Đường Ngòi Thía (TL 166) – đèo Khau Phạ – Thào Chua Chải – Lùng Cúng – Thào Chua Chải – đèo Khau Phạ – QL 37 – CT Nội Bài Lào Cai – HN
Xuất phát từ Hà nội lúc 11h30, 30/1/2015, qua đèo Khau Phạ ăn tối (nạp năng lượng bằng cá hồi).

< Lên cao một chút có lối mòn nhưng gọi Sống lưng Tà xùa bằng… Ông.

Trước chuyến đi, có giáo viên cắm bản trên Mù Căn Chải nói rằng “Đường lên Lùng Cúng khó khăn lắm”, “Chưa quen đường anh có đi xe máy được không?”, “Anh cần tháo tất cả hộp xích, chắn bùn, yếm xe ra nếu không sẽ bị vỡ hết đấy”, “Mùa đông trên đấy nhiều đêm nước đóng băng muốn có nước dùng sáng sớm, buổi chiều phải đổ đầy nước vào các nồi sáng hôm sau đun cho băng tan ra”, …

< Qua quả núi trọc này là hết khu vực Tà Cô Y, có cả cổng chắn.

< Vẫn là lối mòn dễ đi, nhiều lá phong rụng khô đầy, vào mùa phong chắc là đẹp lắm. Một loại cây nữa đặc trưng đang mùa hoa- Hồng quang (Rhodoleia championii). Cây cao nên chỉ nhìn thấy cánh hoa rụng dưới đất.

< Rừng cây to xem lẫn cây sặc.
NISAVA
Theo anh ấy, Lùng Cúng là bản gần như xa nhất, cách trung tâm xã Nậm Có hơn hai mươi cây số đường rừng núi, đi xe máy tới nơi khoảng hơn hai tiếng đồng hồ (vào những ngày tạnh nắng). Đường đi thì nhỏ hẹp, dốc đứng quanh co. Bản ở độ cao tương đương với đỉnh đèo Khau Phạ (tầm 1800m so với mực nước biển) nên vào mùa đông hầu như cả ngày đều có sương mù bao phủ.

< Khu vực này thảo quả mới được trồng, qua mùa đông nên sống lay lắt.

Đặc thù địa lý là như vậy lại nghe mọi người góp ý tôi cũng thấy tóc gáy gai gai: Đời mình ít nhất cũng đã có hơn mười năm gắn bó với vùng cao đèo dốc nào mà chẳng trải qua! Ấy vậy nên thoáng chốc đám xe gầm rú cũng đến được với bản, từ đây sẽ trekking lên đỉnh Lùng Cúng.

< Nó kìa, đỉnh Lùng Cúng đấy, mới có 13h30 đã thấy đỉnh phía trước rồi!

< Do kiếm chỗ trồng thảo quả nên dân bản đi rất xa, sang cả đất bản khác nên đã có tranh chấp ở đây.Tuy nhiên nhưng đã được giải quyết ổn.

< Đến khoảng 2600m, chúng tôi chọn chỗ nghỉ. Lúc này là khoảng 15h, vẫn còn sớm mà nhìn trên bản đồ giả định thì đỉnh rất gần nên tôi phân công Mùa và Câu ở lại dọn chỗ ngủ, lấy nước và nấu cơm. Còn Giờ dẫn chúng tôi lên đỉnh. Ăn uống qua loa đến khoảng 15h30 chúng tôi đi tiếp. Càng lên cao càng nhiều cây sặc, ty vậy nhưng vẫn nhìn thấy dấu vết có người qua trước.

< Lên đến gần đỉnh thì nhiều mây mù và gió.

Vào bản lúc 9hpm. Tuy đi vào buổi tối nhưng đường đi không mấy khó khăn, vào gần bản Vàng A Tu (cán bộ xã tôi đã liên lạc được) đã ra đón và cho chúng tôi ngủ nhờ đêm đó. Nhà Tu khá rộng nhưng dù sao thì dân bản ở đâu cũng vậy, đều khó khăn.

< Rất mù mịt nên xác định summit cực khó nếu không có thiết bị GPS. Trên này khá nhiều bãi trâu đầm và khá bằng phẳng, trâu quần trên này từ lâu rồi mà giờ dân trek mới lên, ta thua xa rồi!

< Đồng hồ GPS của một cậu trong đoàn chỉ 2800m rồi mà nhìn phía trước vẫn mù mịt chả thấy đỉnh đâu, còn bản đồ GPS thì vẫn chưa chỉ đến đích. Đi tiếp thôi!

< Thoảng trong giây lát quan sát kỹ mới thấy một đỉnh phía trước. Lên đến nơi vẫn không phải vì bản đồ vẫn còn đường, lại đi tiếp.
NISAVA
Tuy đã nhờ tìm người trước được rồi nhưng nhóm porter đấy lại đi bắt chuột vẫn chưa về nên Tu phải đi tìm người khác (Tu khá nhiệt tình). Nhưng khi nhờ người khác thì giá cũng khác (nói chung tôi không khoái tính cách của người Hmông vì toàn thay đổi vào giờ chót), tuy vậy vẫn phải chấp nhận chả nhẽ lại đi về (có mặc cả về giá chung như bao nơi khác nhưng vẫn cao hơn mức giá ban đầu đã ra). Nói chung thì công việc của họ là khuân vác và nấu ăn, tìm chỗ ngủ lấy nước thì vẫn hoàn thành tốt.

< Trong giây lát đỉnh nữa lại hiện ra, lúc này bản đồ GPS chỉ rất gần, tôi hét lên sung sướng gào lên để mọi người quay lại … và chụp. Đỉnh đây rồi!

Sáng hôm sau chúng tôi xuất phát sớm, chuẩn bị đồ xong thì nhóm porter chở chúng tôi bằng xe máy lên trên tận cuối bản, độ cao ở đây ~1800m rồi cuối bản là khu vực trồng táo mèo chắc từ lâu rồi nên trông cây rất to và già tiếc là mùa này chả có hoa hay quả.

< Đặt GPS trên tảng đá một lúc rồi đọc tọa độ. Chính xác độ cao là 2908m. Giờ phút “thiêng liêng” đã đến, đúng đỉnh rồi. trúng phóc điểm tôi đã chấm trước.

< Thông số GPSmap thể hiện như thế này đây.

Và như các bạn thấy đấy: trọn cung đường chinh phục đỉnh Lùng Cúng được thể hiện qua những tấm ảnh – từ dưới bản lên độ cao là 2908m. Giữa trời đất mênh mông mây mù: một con đường mới và một đỉnh cao nữa được chinh phục. Một vùng đất tuy xa xôi nhưng vẫn tuyệt đẹp trong trái tim kẻ phượt lang thang – đất nước tôi đẹp thế đấy!

Theo ThuhuongBK (Diễn đàn Phượt.VN)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *