Khái quát Địa lý Việt Nam
Tên nước: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thủ đô: Hà Nội
Vị trí địa lý (đất liền):
Kinh độ: từ 102o O9’ đến 109o 30’ Đông
Vĩ độ: từ 8o10’ đến 23o24’ Bắc
Diện tích đất liền : 331.690 km2
Khoảng cách (đường chim bay) giữa hai điểm cực nam và bắc: 1.650 km
Khoảng cách Đông-Tây tối đa: 600 km (Bắc Bộ), 400 km (Nam Bộ); tối thiểu: 50 km (Quảng Bình, Trung Bộ).
Dân số: Hơn 80 triệu người (2002) trong đó nữ chiếm 51%, nam 49%.
Việt Nam có hình chữ S nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, giữa vùng Đông Nam á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp biển. Phần lớn diện tích lãnh thổ Việt Nam có địa hình đồi núi tập trung ở phía Bắc và phía Tây; các đồng bằng nằm chủ yếu ở phía Đông và phía Nam lãnh thổ. Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km2, bờ biển trải dài hơn 3000 km, nằm dọc biển Đông của Thái Bình Dương.
Đặc điểm địa lý:
+ Núi, đồi: Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Hệ thống núi kéo dài từ biên giới Tây- Bắc đến phần đông của Nam Bộ, dài tổng cộng 1.400 km.
Đỉnh núi cao nhất: Fan Si Pan cao 3.143 m.
+ Đồng bằng:
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000 km2.
– Đồng bằngsông Cửu Long: 40.000 km2.
+ Những sông chính: Tổng chiều dài các con sông là 41.000 km với tổng lưu lượng gần 300 tỷ m3 nước và 3.100 km kênh rạch.
– Sông Hồng dài 1.149 km trong đó 510 km chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
– Sông Mê kông (Cửu Long) dài 4.220 km trong đó 220 km chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
Đặc điểm khí hậu:
Việt Nam hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa.
+ Nhiệt độ:
+ Lượng mưa: (trung bình trong năm)
– Hà Nội : 1.763 mm.
– Huế : 2.867 mm.
– Tp Hồ Chí Minh : 1.910 mm.
+ Độ ẩm trung bình vượt 80%, thậm chí 90% trong mùa mưa và thời kỳ có mưa phùn.
Giao thông:
+ Đường bộ: 86.327 km (1995); Khoảng cách chính (đường bộ):
– Hà Nội-TP Hồ Chí Minh : 1.738 km
– Hà Nội-Điện Biên Phủ : 474 km
– Hà Nội-Hải Phòng : 102 km
– Hà Nội-Huế : 654 km
+ Đường sắt: 3.219 km (1995), gồm 5 tuyến.
+ Đường hàng không: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietnamAirlines) có 17 đường bay quốc tế, và 16 đường bay nội địa. Các sân bay lớn: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP.HCM) , Đà Nẵng, Phú Bài (Huế), Cát bi (Hải Phòng), Điện biên (Lai châu), Vinh (Nghệ An), Nha Trang, Cần Thơ…
+ Một số cảng biển chính: Hòn Gai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn …
Các đơn vị hành chính:
Gồm 64 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng).
Trong ngoặc phía dưới là mã vùng điện thoại, biển số xe
Miền Bắc:
ĐB. Sông Hồng
– Hà Nội (04, 29-33)
– Hà Nam (0351, 90)
– Hưng Yên (3321)
– Hải Dương (0320, 34)
– Hải Phòng (031, 16)
– Nam Định (0350, 18)
– Ninh Bình (030, 35)
– Thái Bình (036, 17)
Tây Bắc Bộ
– Điện Biên (023)
– Hòa Bình (018, 28)
– Lai Châu (023, 27)
– Sơn La (022, 26)
Đông Bắc Bộ
– Bắc Cạn (0281, 97)
– Bắc Giang (0240)
– Bắc Ninh (0241)
– Cao Bằng (026, 11)
– Hà Giang (019, 25)
– Lào Cai (020, 24)
– Lạng Sơn (025, 12)
– Phú Thọ (0210, 19)
– Quảng Ninh (033, 14)
– Thái Nguyên (0280, 20)
– Tuyên Quang (027, 22)
– Vĩnh Phúc (0211, 88)
– Yên Bái (029, 81)
Miền Trung:
Bắc Trung Bộ
– Hà Tĩnh (039, 38)
– Nghệ An (038, 37)
– Quảng Bình (052, 73)
– Quảng Trị (053, 74)
– Thanh Hóa (037, 36)
– Thừa Thiên – Huế (054, 75)
Nam Trung Bộ
– Bình Định (056, 77)
– Bình Thuận (062, 86)
– Đà Nẵng (0511, 43)
– Khánh Hòa (058, 79)
– Ninh Thuận (068,85)
– Phú Yên (057, 78)
– Quảng Nam (0510,92)
– Quảng Ngãi (055, 47)
Tây Nguyên
– Đắc Lắc (050, 47)
– Đắc Nông (050)
– Gia Lai (059, 82)
– Kon Tum (060, 81)
– Lâm Đồng (063, 49)
Miền Nam
Đông Nam Bộ
– Đồng Nai (061, 60)
– Bà Rịa – Vũng Tàu (064, 72)
– Bình Dương (0650, 61)
– TP. Hồ Chí Minh (08, 50-59)
– Tây Ninh (066, 70)
ĐB. Sông Cửu Long
– An Giang (076, 67)
– Bạc Liêu (0781, 94)
– Bến Tre (075, 71)
– Cà Mau (0780, 69)
– Cần Thơ (071, 65)
– Đồng Tháp (067, 66)
– Hậu Giang (071,95)
– Kiên Giang (077, 68)
– Long An (072, 62)
– Sóc Trăng (079, 83)
– Tiền Giang (073, 63)
– Trà Vinh (074,84)
– Vĩnh Long (070, 64)
Theo Mangdulich
Bản đồ Việt NAM khổ rộng