(DVO) – Tết Đoan Ngọ được xem là ngày Tết lớn thứ 2 trong năm chỉ sau Tết Nguyên Đán. Vậy tại sao, Tết Đoan Ngọ lại được tổ chức vào ngày 5/5 Âm lịch?
Hằng năm, cứ đến ngày mồng 5/5 Âm lịch, người dân trên cả nước lại đón Tết Đoan Ngọ. Người dân sắm sửa đồ lễ, mua hoa quả về để thắp hương nhưng chắc hẳn, không ít người còn chưa biết về ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ.
Thầy Nguyễn Văn Hiệu – Trưởng khoa Văn hóa học (Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết, từ xa xưa, Tết Đoan Ngọ là một ngày Tết truyền thống chung tại một số nước Á Đông như Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá.
Theo thầy Hiệu, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là tháng 5. Đoan Ngọ tức là ăn Tết ngày đầu tháng 5. Nhiều tài liệu đưa thông tin, Ngọ tức là buổi trưa (11giờ đến 13 giờ) là không đúng.
“Theo cách tính ngày xưa, tháng 11 là tháng đầu năm vì thế tính theo 12 con giáp thì Ngọ là tháng 5 chứ không phải Ngọ là buổi trưa”, thầy Hiệu giải thích.
NISAVA
Về ngày 5/5 Âm lịch, thầy Hiệu cho rằng: Ngày xưa, người dân gọi mùng 1 tháng 5 gọi là Sơ Ngọ, tiếp tục mùng 2 là Nhị Ngọ, mùng 3 là Tam Ngọ, mùng 4 là Tứ Ngọ và mùng 5 là Ngũ Ngọ.
“Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Đoan Ngũ (tức ngày 5 trong tháng 5) nên người dân lấy 5/5 Âm lịch làm ngày để tổ chức Tết Đoan Ngọ”, thầy Hiệu nói.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết thêm, ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Tháng 5 là tháng giữa năm, thời điểm chuyển mùa, chuyển tiết sang nắng nóng, dịch bệnh dễ phát sinh vì thế, cần phải phòng trừ sâu bệnh.
Theo quan niệm xưa, trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây hại cho con người.
NISAVA
Quanh năm, chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng 5 là chúng ngoi lên. Vì thế, người dân thường chọn ngày Tết Đoan Ngọ để diệt trừ chúng bằng cách ăn các món ăn như cơm rượu nếp và các loại trái cây với nhiều vị khác nhau như mận, đào, xoài, vải… Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương như bánh ú tro (Đà Nẵng), thịt vịt (TP.HCM).
Truyền thuyết Tết Đoan ngọ tại Việt Nam:
Vào một ngày sau mùa vụ, nông dân ăn mừng vì trúng mùa, bội thu. Năm ấy, không biết sâu bọ từ đâu kéo đến dày đặc, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Người nông dân đang đau đầu vì không biết làm cách nào để diệt nạn sâu bọ này thì bỗng có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Đôi Truân chỉ cho dân chúng, mỗi nhà lập một đàn cúng gồm có bánh tro, trái cây… sau đó, ra trước nhà mình vận động thể dục. Người dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ ngã rã rượi.
Ông còn nhắc nhở người dân, hằng năm cứ vào ngày 5/5 Âm lịch là lũ sâu bọ lại rất hung hăng. Vì thế, mỗi năm cứ vào đúng ngày này là theo cách mà ông đã dặn thì sẽ trị được chúng.
NISAVA
Dân chúng định cảm tạ thì Đôi Truân đã đi từ lúc nào không hay. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
NISAVA TRAVEL!
Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ (5/5 ÂL)
Tắm cồn ngày Tết Đoan ngọ
Tết Đoan Ngọ, nhớ ốc gạo Tân Phong