(TH) – Xã Bình Thạnh cách trung tâm thị trấn Liên Hương chừng 7-8km tính theo đường chim bay về phía Nam của huyện Tuy Phong, phía Đông giáp với bờ biển, phía Tây giáp với xã Chí Công, phía Bắc giáp quốc lộ 1A, phía Nam – Đông Nam giáp với biển Đông.

Bình Thạnh được tạo lập vào khoảng năm 1692 thời Hậu Lê rối ren, lục đục, nhiều luồng di dân lớn do Chúa Nguyễn khởi xướng từ vùng “Ngũ Quảng” vào khai khẩn, tiếp quản vùng đất mới phía Nam.

Bình Thạnh không chỉ có Cổ Thạch tự, bãi đá 7 màu mà còn có nhiều thắng cảnh đẹp khác ở gần đó… có thể kể như:

+ Đồi cát La Gàn – Bình Thạnh

Đồi cát trắng xóa này nằm vắt ngang mũi La Gàn. Mũi La Gàn nhô ra biển và ôm ấp trong lòng nó đồi cát trắng trải dài. Có một điều đặc biệt phải nhắc về đồi cát này, đó là màu sắc của nó liên tục thay đổi theo giờ trong một ngày.

Có những lúc cát chuyển màu trắng, lúc sau lại chuyển vàng, rồi xám trắng… Và mỗi mùa gió, đồi cát cũng lại có sự thay đổi, tạo nên những đồi, mỏm cát… hình thù kỳ dị.

< Từ trên đồi cát nhìn xuống thấy những xóm làng, eo biển La Gàn uốn cong và cột điện gió.

Trước đây, đồi cát khá hoang sơ, yên tĩnh, nhưng giờ đây là nơi vui chơi của bao khách du lịch. Nhiều người đã đến đồi cát để chơi trò trượt cát…

Nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh tìm đến đồi cát để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật, còn các đôi uyên ương  chọn nơi này là bộ ảnh cưới kỷ niệm.

< Thấp thoáng bên đồi cát là Lăng Ông Nam Hải.

Đứng trên đồi cát vào buổi chiều tà, du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn những đàn hải âu nhởn nhơ chao liệng đùa giỡn trên những làn sóng thẫm xanh của biển phía dưới. Đêm đến là thời gian của gió trời và nhạc biển hòa gọi mời.

Từ trên đồi cát nhìn xuống, không những thấy xóm làng, eo biển La Gàn uốn cong, những cột điện gió sừng sững mà du khách còn có thể nhìn ngắm mũi La Gàn với vô số phiến đá xếp chồng lên nhau vô cùng ngoạn mục.

Những khối đá to, nhỏ, đủ kích thước, hình thù, được sắp đặt bởi bàn tay của tạo hóa, vừa tạo nên sự hùng vĩ vừa bảo vệ cho đồi cát mãi trường tồn cũng năm tháng…
NISAVA
+ Lăng Ông Nam Hải

< Cổng Lăng Ông Nam Hải.

Lăng Ông Nam Hải ở xã Bình Thạnh nằm bên bờ biển, cạnh một đồi cát mênh mông kể trên, cách bãi biển Cổ Thạch không xa.

Từ bãi tắm Cổ Thạch có thể đi bộ đến đây, hơn 1 km. Lăng Ông Nam Hải được xây dựng từ đời Vua Minh Mạng (1820-1840), thuộc vào hàng sớm trên vùng đất huyện Tuy Phong, theo lối kết cấu kiến trúc đặc sắc và độc đáo mang đậm tính địa phương và hoàn toàn khác biệt với lối kết cấu kiến trúc đình làng, lăng vạn ở các địa phương khác.

+ Đình Bình An
NISAVA
Đình toạ lạc ở vị thế cao ráo, đứng từ đình nhìn về phía Đông là những đồi cát nhấp nhô, về phía Tây và Nam là đại dương mênh mông phủ sóng. Từ hướng chính của đình nhìn về phía Tây Nam thẳng ra trùng khơi rì rầm sóng vỗ, phía Đông lại tiếp cận với những cồn cát và rặng cây râm mát, phía Tây liền cạnh Bến Hàn-nơi thuyền bè tấp nập ra vào và phía Bắc.

Đình Bình An gắn kết liên hoàn với nhiều di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Cổ Thạch Tự, Lăng Ông Nam Hải, mộ ông Phạm Đoan; bãi đá 7 màu, mũi La Gàn…

+ Mộ ông Phạm Đoan

Theo một số tài liệu và gia phả của nhiều họ tộc lớn của xã Bình Thạnh vào nửa cuối thế kỷ XVII; các họ tộc Lê, Nguyễn, Huỳnh, Phạm là những lớp người đầu tiên đến đây khai khẩn, tạo lập xóm làng lấy tên là thôn Bình An.
NISAVA
Đến năm Canh Thìn 1700, khi xóm làng và cuộc sống đã định hình, các bậc tiền bối trong thôn đã chăm lo xây dựng đình.

Nổi tiếng nhất là Chánh quản cơ Phạm Đoan, hưởng ứng phong trào Cần Vương của vua Hàm nghi, ông đã chiêu mộ hàng trăm binh sĩ làm lễ tuyên thệ ra mắt Thành Hoàng tại Đình Bình An.

Sau những chiến công hiển hách mà ông lập được, Pháp đã bắt và xử chém ông. Xác ông được dân an táng trên đồi La Mây cách Đình Bình An về phía Đông Bắc khoảng 500m.

+ Địa danh La Gàn

La Gàn là một tên gọi khác của xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đây là một làng chài nhỏ cách thị trấn Liên Hương chừng 7–8 km tính theo đường chim bay về phía Nam của huyện Tuy Phong.

La Gàn phía đông giáp bờ biển, phía nam giáp xã Chí Công (Duồng). Phía tây cách quốc lộ 1 từ 5–6 km, gồm động cát và rừng chồi thấp, dày đặc. Ngoài đánh bắt hải sản, người địa phương còn sống bằng nghề làm rẫy và vườn. Vườn La Gàn chủ yếu trồng chanh, chuối,… Mũi La Gàn nằm lấn ra ngoài biển tạo thành vòng cung nên là nơi rất thuận tiện cho ghe thuyền núp tránh bão hay chờ gió để ra khơi, nhất là về mùa đông.

NISAVA TRAVEL! tổng hợp từ Vietnamheritageblog.wordpress, Báo Bình Thuận…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *