(BAVN) – Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du hiện đang là điểm du lịch ưa thích của du khách gần xa bởi đây là nơi vừa mang tính nhân văn, giáo dục, vừa phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
< Khu lăng mộ Đại thi hào Nguyễn Du đặt tại cánh đồng Cùng (xã Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Đây là tượng Đại thi hào Nguyễn Du đặt trước nhà trưng bầy trong Khu di tích quốc gia đặc biệt.
Trước Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 2015), chúng tôi đã về thăm Tiên Điền, vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du với thi phẩm Truyện Kiều nổi tiếng.
< Một góc Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du Khu ở xã Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Nằm ở phía Nam cầu Bến Thủy, ranh giới giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du, thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
< Lối vào khu vườn xưa của dòng họ Nguyễn tại Tiên Điền.
NISAVA
Dẫn chúng tôi đi thăm quan hơn 5ha diện tích lõi trong tổng số 50ha quy hoạch của Khu di tích, ông Hồ Bách Khoa – Trưởng Ban quản lý Khu di tích cho biết, Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du được thành lập từ năm 1965 nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820). Đến ngày 27/9/2012, Khu di tích chính thức được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng thành Khu di tích quốc gia đặc biệt.
< Tượng đá mang phong cách kiến trúc thời hậu Lê đặt ở khu lăng mộ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm.
< Rêu phong phủ trên kiến trúc ngôi đình Chợ Trổ đặt trong khu lưu niệm.
Khu di tích là một quần thể các di tích của dòng họ Nguyễn sinh sống ở Tiên Điền đã trải qua 400 năm lịch sử, được chia thành 6 khu vực chính đó là: đền thờ cụ Nguyễn Nghiễm, đền thờ cụ Nguyễn Trọng, 2 ngôi nhà Tư văn, Khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du, Bảo tàng Nguyễn Du và Nhà thờ Nguyễn Du.
< Nhà Tư văn trong khu tưởng niệm, nơi được dựng tại khu vườn của họ Nguyễn năm 1785, ban đầu là địa điểm tụ hợp bình thơ, bình văn của các nhà khoa bảng trong vùng.
NISAVA
Dẫn chúng tôi vào thăm khu Mộ Đại thi hào Nguyễn Du, ông Khoa cho biết, khu mộ này có diện tích khoảng 3219 m2, ở đồng Cùng (xã Tiên Điền). Ban đầu, đây chỉ là ngôi mộ đất đơn sơ, sau đó cụ Đặng Thai Mai dựng tấm bia ghi “Tiên Điền Nguyễn tiên sinh phần mộ”.
< Khánh đá đặt trước nhà Tư văn trong khu lưu niệm.
Điểm đến kế tiếp là Nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825 thuộc xóm Tiền Giáp. Bên trong có bàn thờ xây bằng vôi cát, phía trên có treo bức hoành phi đề 4 chữ “Hồng sơn thế phả” do Hoàng Phù Phái, tước trung hiếu đại phu đời nhà Thanh (Trung Quốc) tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long (1790).
< Kiến trúc tinh xảo trên các vì kèo gỗ của ngôi đình Chợ Trổ trong khu lưu niệm.
Trên bàn thờ có các bài vị bằng đá có khắc dòng chữ “Thanh Hiên Nguyễn Tiên Sinh”. Sinh thời Nguyễn Du dùng tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, trong sư nghiệp sáng tác, Nguyên Du có tập thơ Thanh Hiên thi tập nổi tiếng.
< Hiện nhà trưng bầy trong Khu di tích đang lưu giữ khoảng hơn 1000 hiện vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.
NISAVA
Nhà thờ được xây theo kiến trúc kiểu chữ Đinh có thượng điện, hạ điện không liền nhau. Qua thời gian, nhà thờ bị hư hại một số hạng mục, đến năm 1956 được tu sửa phục hồi hiện trạng.
< Nghiên mực Đại thi hào Nguyễn Du thường dùng lúc sinh thời.
Cũng nằm trong quần thể Di tích đó là Đền thờ và mộ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du). Đền thờ được đặt ở thôn Minh Quang với tổng diện tích khoảng 682m2 với phong cách kiến trúc thời hậu Lê.
< Bộ đồ uống rượu Đại thi hào Nguyễn Du từng dùng khi ở Tiên Điền.
Khu nhà tư văn 1 và 2 của dòng họ Nguyễn là không gian bình thơ của người Tiên Điền từ xưa mỗi khi đến dịp lễ, Tết. Năm 1790 nhà tư văn bị cháy, người trong họ Nguyễn và quan viên trong huyện cung tiến dựng lại.
< Đĩa Mai Hạc có bút tích Đại thi hào Nguyễn Du đề tặng thơ khi đi sứ sang nhà Thanh năm 1813.
NISAVA
Từ nhà tư văn, theo con đường lát gạch, chúng tôi quay trở lại đình chợ Trổ. Trước kia, đây là nơi trưng bày những hiện vật liên quan đến Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn, sau này những hiện vật được chuyển về Bảo tàng.
< Một góc không gian trưng bày các hiện vật mà Đại thi hào Nguyễn Du từng dùng lúc sinh thời.
Ngôi đình chợ Trổ làm bằng gỗ mít, có kiến trúc thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, giờ là nơi để khách tham quan ghi cảm tưởng của mình hay mua những ấn phẩm truyện Kiều làm quà lưu niệm.
< Sách Nghi Xuân địa chí viết về Tiên Điền, quê hương của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Tham quan hết khuôn viên khu di tích, ông Khoa dẫn chúng tôi trở ra Nhà lưu niệm Nguyễn Du. Đây là mặt tiền chính của khu di tích, quần thể tòa nhà này đưa vào hoạt động năm 2003 trưng bày một số tài liệu, tranh ảnh minh họa một số tác phẩm của Nguyễn Du. Ngoài ra Nhà lưu niệm còn có một số hiện vật quý như: nghiên mực, đĩa mai hạc Nguyễn Du được tặng trong lần đi sứ, nậm và chén uống rượu, gạc nai treo áo, địa bàn dùng đi săn, bức phù điêu bằng gỗ ghi lại hình ảnh rước tiến sĩ, hoàn sắc của Nguyễn Nghiễm.
Theo Thảo Vy,Trọng Chính, Việt Cường (Báo Ảnh VN)
NISAVA TRAVEL!