(iHay) – Chùa Mui ở thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín (Hà Nội) có một cây bồ đề cổ thụ “ôm” trọn ngôi đền cổ trông rất kỳ lạ.

< Cây bồ đề cổ thụ “ôm” đền thờ cụ Hậu.

Chùa Mui có tên chữ là Hưng Thánh Quán, trước đây là quán Đạo giáo, chùa dựng theo kiểu chữ công (工), phía trước là nhà tiền bái, phía sau là nhà thờ điện Mẫu, hai bên là hai dãy hành lang, tạo thành một khung vuông. Chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 16, mang đậm nét kiến trúc thời nhà Lê. Năm 1994, chùa được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1994.

< Chùa Mui cổ kính xây dựng theo kiểu chữ công (工).

Khu di tích là tổ hợp của đình làng, chùa làng và đền thờ cụ Hậu – một người con của làng An Duyên đã hiến toàn bộ số đất đai, của cải cho dân làng sau khi qua đời. Đền thờ cụ Hậu rộng khoảng 40m2 được bao trùm bằng toàn bộ rễ cây bồ đề to lớn.

< Đình Mui rêu phong, hiện đang được trùng tu, tôn tạo một số hạng mục.
NISAVA
Ông Nguyễn Văn Sỹ (61 tuổi), người dân trong làng An Duyên không biết cây bồ đề có từ bao giờ, chỉ thấy cây mọc rất kỳ lạ khi trùm nguyên bộ rễ của mình lên đền thờ cụ Hậu.

“Cây có chiều cao khoảng 10m, xanh tốt quanh năm. Bộ rễ của cây bồ đề có đến hàng trăm nhánh, nhánh nào cũng mập mạp đầy sức sống. Vì bao trùm nguyên đền thờ cụ Hậu nên trong đền luôn mát mẻ, không ẩm mốc lại có một mùi hương thơm rất lạ”, ông Sỹ nói.

< Bộ rễ “khủng” bám chằng chịt vào đền thờ cụ Hậu.
NISAVA
Trong đền thờ cụ Hậu có một tấm bia đá khắc chữ Hán ghi lại công đức của cụ đối với dân làng. Theo ông Sỹ, đến giờ không có sử sách gì ghi lại cụ thể về thông tin cá nhân, họ hàng của cụ Hậu, các thế hệ truyền nhau về câu chuyện cụ Hậu có công với dân làng để giữ lòng thành kính, biết ơn cụ.

< Dù bức tường cũ kỹ đã nứt toác nhưng bộ rễ chắc chắn như là giá đỡ cho ngôi đền không đổ sập.

Vào ngày 11 tháng Giêng hàng năm, dân làng thờ phụng, làm giỗ cụ và tôn vinh cụ là một người con ưu tú của làng An Duyên.

< Rễ cây bồ đề cổ thụ còn mọc trong nền đền thờ cụ Hậu.

Trên những bức vách của đền thờ, rễ cây bám chặt vào từng lớp vôi hàng gạch, khiến cho một số chỗ bị nứt, vỡ nhưng vẫn còn rất chắc chắn vì bộ rễ của cây làm bệ đỡ vững chắc cho bức tường cũ kỹ.

Thậm chí, rễ cây còn mọc chồi từ nền gạch bên trong đền thờ lên một gốc rất lớn. Dân làng đều giữ gìn, bảo vệ di tích và kính lễ mỗi khi vào thắp nhang, châm đèn trong đền thờ cụ Hậu.

< Các cụ cao niên ngồi hóng mát dưới gốc cây bồ đề cổ thụ.
NISAVA
Trước đây, chùa Mui vốn là một Đạo quán nhưng sau đó đã trở thành chùa của nhà Phật. Sau khi chùa được lập, tam quan vẫn được giữ nguyên vẹn như là một minh chứng của sự hòa hợp giữa Đạo giáo và Phật giáo.

Theo ông Ngô Văn Thiết – Trưởng thôn An Duyên, trước đây chùa Mui cũng từng là nơi chở che một số cán bộ hoạt động cách mạng, nhiều người con trong làng đã anh dũng ngã xuống vì nền tự do, độc lập của dân tộc.
NISAVA
Do đó trong chùa có dựng một tấm bia ghi nhớ tên của các anh hùng, liệt sĩ đã từng trú ẩn tại chùa Mui. Mỗi khi mọi người từ phương xa đến làng An Duyên đều ghé thăm cụm di tích cấp quốc gia này và không quên thắp hương, chụp ảnh kỷ niệm dưới gốc cây bồ đề, cảm nhận sự thanh bình của làng quê.

Theo Nguyễn Văn Công (iHay.Thanhnien)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *