Ăn thường xuyên đường đỏ có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, có công hiệu hoạt huyết giãn gân, ấm tì kiện vị, tan ứ.
Đường đỏ kị măng
Đường đỏ tính ôn, đi vào tì, có công hiệu ích khí hóa thực, có thể kiện tì ấm vị, tan lạnh hoạt huyết. đường đỏ ăn chung với măng sẽ sinh phản ứng hóa học phức tạp, hình thành glyco – lysine, chất này không tốt cho cơ thể.
Đường đỏ kị sữa bò
Đường đỏ kị sữa bò. Vì đường đỏ chứa axit hữu cơ khá nhiều, protein trong sữa trong môi trường axit dễ sinh ra ngưng tụ hoặc kết tủa, cho nên không nên ăn.
Đường đỏ kị bia
Đường đỏ không hợp với bia. Vì trong bia chứa cồn, uống nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của đường, gây huyết đường tăng cao, dễ gây bệnh tiểu đường.
Đường đỏ kị cá chép
Trong cá chép chứa rất nhiều chất khoáng và chất hoạt tính sinh vật, có thể ảnh hưởng tới sự trao đổi đường. vì vậy, khi ăn cá chép mà ăn quá nhiều đường đỏ dễ gây trúng độc.
Đường đỏ kị sò
Trong sò chứa nhiều loại chất khoáng; dinh dưỡng của đường đỏ cũng rất phong phú, nhưng nếu ăn chung sẽ dễ gây trúng độc.
Đường đỏ kị trứng bách thảo
Đường đỏ không nên ăn chung với trứng bách thảo, vì nếu ăn chung cả hai thứ sẽ gây trúng độc.
Nguồn: nisava.com