(BQN) – Ông Bríu Hồ – Phó Chủ tịch UBND xã Ch’Ơm (huyện Tây Giang, chỉ tay về phía khu đất mới trước mặt, bảo với chúng tôi, đó là mảnh đất chung của dân làng Réh và Z’rượt. Mảnh “đất chung” rộng hơn một héc ta là tấm lòng thơm thảo của bà Bríu Thị Đuônh – một cư dân ở Z’rượt hiến tặng, giúp đồng bào địa phương có nơi ở mới, ổn định cuộc sống lâu dài.

Cuối năm, mưa lạnh càng khiến tiết trời vùng cao thêm rét buốt. Chúng tôi theo chân ông Hồ, leo lên một ngọn đồi cao nhất, phóng tầm mắt về phía khu dân cư bằng phẳng dưới chân núi, những mái nhà mới thấp thoáng hệt như một góc phố giữa rừng. “Bên này là ngôi nhà của người làng Z’rượt, bên kia là Réh.

Người dân ở hai làng chung sống với nhau, hòa thuận như anh em một nhà” – ông Hồ cho biết. Đi dạo khắp khu tái định cư, nơi nào cũng thấy giàn rau quanh vườn, mơn mởn dọc lối đi. Và cái duy nhất mà chúng tôi không tìm thấy được ở nơi này, chính là ranh giới giữa hai làng như những vùng đất khác…

1. Thấy có khách, bà Đuônh vội bỏ dở công việc dệt tấm thổ cẩm, mang những ly nước, nải chuối, cùng một vài khúc mía ra mời. Từ nhiều ngày trước, khi nghe tin chúng tôi lên, bà đã chủ động ở nhà, vì không muốn khách phải… chờ mình. “Amế (mẹ) hiến đất cho làng nhiều không?” – “Amế không biết nữa, có bao nhiêu đất đều cho hết để làm đường, làm nhà ở. Amế cho cả hai làng Z’rượt và Réh, từ chỗ này (bà Đuônh chỉ tay nơi chúng tôi đang đứng) đến hết khu vực đồi kia, rộng lắm”. Hơn một héc ta, là toàn bộ khu vườn được bà Đuônh nhường lại cho địa phương san ủi, xây dựng khu tái định cư tập trung cho dân làng Réh và Z’rượt, gần 4 năm trước. Làng mới nay đã hình thành, ổn định trên một mặt bằng rộng lớn, đảm bảo điều kiện đất ở cho đồng bào vùng biên này.
NISAVA
Căn nhà của bà Đuônh nằm lẩn khuất dưới chân núi, cạnh tuyến đường quốc phòng ngược lên vùng đất Ga Ry, nơi giáp ranh với biên giới Lào. Con đường này, năm 2010 cũng nằm trên một phần diện tích đất của bà Đuônh. Chính quyền đến vận động, bà đồng ý mà không đòi hỏi một thứ gì. Tôi nhìn người đàn bà trước mặt, nét khắc khổ thường thấy của phụ nữ vùng cao vẫn hiện rõ. “Amế cho không. Làm đường để dân làng mình đi, con cháu mình đi, tiếc gì”.
NISAVA
Câu chuyện của bà Đuônh làm chúng tôi liên tưởng đến những tấm lòng trung kiên, sự hào phóng của đồng bào Cơ Tu năm xưa trong kháng chiến. Họ chịu đói, chịu gian khổ để nuôi giấu cán bộ, để làm cách mạng, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, mà không bao giờ nghĩ đến sự đền đáp sau này.

Tấm Huân chương Kháng chiến hạng Nhì được treo trang trọng ở một góc nhà, là công sức của bà cống hiến cho cách mạng, sau thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong tại địa phương. Tuổi thanh xuân, với bà là những tháng năm cùng đồng đội vượt hàng chục cây số đường rừng mỗi ngày để gùi hàng, gùi lương thực, thuốc men, đạn dược cho bộ đội chiến đấu. Dấu chân của họ đi khắp các cánh rừng từ vùng giáp ranh giữa Tây Giang với huyện Đắc Chưng (tỉnh Sê Kông, Lào) sang tận huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), không biết mệt mỏi.

Chồng mất, từ hơn chục năm nay, một mình bà Đuônh lam lũ nuôi các con ăn học. Đứa con trai thứ Alăng Arơi, sau nhiều năm làm thuê ở dưới xuôi, nay cũng tiếp tục theo học tại một trường cao đẳng tại TP.Tam Kỳ bằng khoản tiền hỗ trợ bệnh binh của mẹ. Arơi học giỏi, là niềm vui giúp bà Đuônh vượt qua những tháng ngày gian khó nhất của cuộc đời. Bà nói, bây giờ, ngoài mảnh vườn nhỏ cùng diện tích đất nhà để ở, bà không còn khu đất nào nữa. Tất cả đều đã được hiến cho dân làng, cho chủ trương tái định cư, được kỳ vọng sẽ đem lại những đổi thay ở vùng đất biên cương đầy nắng gió.NISAVA
NISAVA

“Trước đây, người dân trong làng đều dựng nhà sinh sống dọc theo các đồi núi. Mưa lũ, sạt lở núi thường xuyên xảy ra, rất nguy hiểm. Hiến đất cũng là để có được nơi ở mới ổn định cho con cháu, cho dân làng sau này” – bà Đuônh nói. Rồi bà cùng chúng tôi đến khu dân cư tập trung Réh và Z’rượt, nằm phía bên kia tuyến đường. Nụ cười tươi của dân làng trên vùng “đất chung” lộng gió, mênh mang…

2. Nữ trưởng thôn Z’rượt – Pơloong Thị Nhứt lấy ra một cuốn sổ đã úa vàng từ góc bếp cho chúng tôi xem, rồi nhẩm tính tổng số diện tích đất mà bà Bríu Thị Đuônh hiến tặng cho dân làng. “Chừng hơn một héc ta, nhiều nhất là phần đất để làm khu tái định cư” – bà Nhứt thông tin ngắn gọn. Câu chuyện giữa chúng tôi, xoay quanh những đóng góp của bà Đuônh cho dân làng, cho cuộc sống bình yên ở vùng đất này. Trưởng thôn Nhứt nói với chúng tôi, rằng không thể nhớ hết số lần bà Đuônh tham gia đóng góp công sức, hỗ trợ tinh thần để người làng thực hiện các chủ trương vì cuộc sống cộng đồng vùng cao.

Như đợt dân làng Z’rượt tổ chức ngày hội đoàn kết mới đây, ngoài vận động con cháu cùng tham gia hỗ trợ với người làng làm bữa tiệc chung, bà Đuônh còn tự mình mang đến những nải chuối, những lon gạo nếp, bó củi… như trách nhiệm của bản thân với cộng đồng làng. “Những lần triển khai giúp các hộ dân khó khăn trong làng phát dọn, thu hoạch lúa rẫy, bà Đuônh cũng đều có mặt. Tinh thần vì cộng đồng của bà Đuônh là tấm gương sáng để người làng làm theo” – bà Nhứt nói.
NISAVA
Trưa. Gió vẫn vi vu trên triền núi. Những mái nhà của đồng bào Cơ Tu ở làng Z’rượt, làng Réh lấp lánh từng tia nắng vàng dịu nhẹ. Tơ Ngôl Nhiu – cư dân ở Z’rượt – một trong 40 hộ dựng nhà trên “đất chung” của làng, không giấu được niềm vui, kể về cuộc sống mới ở nơi này. Nhiu lập gia đình chỉ mới bước qua tuổi 26. Không có đất, mấy năm nay vợ chồng Nhiu đành sống chung với bố mẹ cùng những đứa em của mình trong căn nhà nhỏ, chênh vênh trên sườn núi.
NISAVA

Đã từng có đợt mưa lũ, đất lở sát nhà, Nhiu và người thân chỉ còn biết cách lánh nạn đi nơi khác. “Cũng may, khi có chủ trương tái định cư, bà Đuônh đã tình nguyện hiến đất để dân làng có nơi ở mới ổn định. Bây giờ, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng người dân ở Z’rượt và Réh đã yên tâm làm ăn, không còn lo lắng về tình trạng sạt lở đất mỗi khi mùa mưa lũ về” – anh Nhiu chia sẻ.

Chúng tôi dạo bước theo những căn nhà mới ở khu dân cư tập trung, từng luống mía tím vàng được trồng xen canh, bên ao cá nước xanh biếc nơi góc vườn thơ mộng. Một nhóm thanh niên ở 2 làng Réh và Z’rượt nhập cuộc vui sau buổi giúp vận chuyển nhà cửa một hộ dân về làng mới. Ông Bh’ling Đếch, người dân ở làng Réh cho hay, kể từ ngày về sống chung trên mặt bằng tái định cư này, mọi công việc của người dân ở hai làng không còn có khoảng cách như trước. Khoảng cách với họ, có chăng chỉ được ghi trên giấy tờ, hộ tịch để dễ quản lý theo luật định.
NISAVA

Ngoài đời thực, họ chung làng, chung nguồn nước, chung chòi rẫy… như anh em một nhà. “Người ở làng này có công việc gì, cũng đều nhận được sự giúp đỡ từ dân làng bên kia và ngược lại. Bởi thế, chẳng ai xích mích, mâu thuẫn với ai, ngược lại hỗ trợ nhau cùng phát triển” – ông Đếch bộc bạch. Phía cuối làng, từng tốp phụ nữ trở về nhà, trên lưng gùi theo những bó củi khô chuẩn bị cho ngày hội tất niên chung sắp tới. Nơi góc núi, ngút ngàn một màu xanh.
NISAVA
Trên mặt bằng dân cư mới, xen lẫn với tiếng xe múc tu sửa hệ thống thoát nước là tiếng nói cười vui của dân làng, trong ngày hội trồng cây xanh và cải tạo vườn rau sạch chuẩn bị đón tết. Một không gian khác ở nơi này, đón niềm vui bằng những điệu nhạc reo vang, cùng bao câu chuyện về ngày mới đầy niềm tin, hy vọng…

Theo Alăng Ngước (Báo Quảng Nam)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *