Vùng biển nằm dưới chân núi Cù Mông nổi tiếng thuộc địa bàn hai tỉnh Bình Định – Phú Yên, bao gồm tổng thể các địa hình eo vịnh, biển đảo, bãi cát nguyên sơ và đèo cao dốc núi.
Cù Mông cũng là một dãy núi lớn chạy dài theo hướng Tây Đông. Không gian ở đây bao la thoáng mát tạo nên một thiên đường rộng lớn có tiếng gió vi vu, có tiếng sóng vỗ rì rào và nếm trải những cảm giác mạo hiểm nhưng đầy thích thú.
Xa xa ở phía Đông là bán đảo Vĩnh Cửu với những dải cát trắng phau trải rộng tới chân trời, vượt ra tận biển. Ở phía Nam là bán đảo Hải Phú nhô lên với Hòn Tôm, Mũi Ông Diên, Hòn Nần…
Giữa khung cảnh thơ mộng ấy xuất hiện một chiếc cầu nho nhỏ, cầu Bình Phú chạy từ phía Đông vịnh ra đến Quy Nhơn. Đi trên cầu du khách có thể bắt gặp những đồng cát trắng mênh mông và những bãi biển đẹp, hoang sơ nhưng đầy vẻ quyến rũ.
NISAVA
Đã từ lâu vào cuối tuần, các nam thanh nữ tú ở thành phố Quy Nhơn hoặc thị xã Tuy Hoà vẫn không ngại đường xa vượt đèo dốc ra đoạn “15 km êm dịu” từ phía bắc thị trấn Sông Cầu đến xã Xuân Hải dưới chân đèo hưởng làn gió mát bên mặt đầm để thưởng thức những món hải sản tươi rói mới đánh được dưới đầm lên, đặc biệt là loại “ốc nhảy” đặc sản.
Nhưng để thưởng thức hương vị biển đích thực thì du khách không nên chỉ dừng lại ở phía Ghềnh Ráng và mộ Hàn Mặc Tử, mà phải vào eo vịnh nối bên phía sông Cầu, nơi có các bãi biển rất đẹp như Quy Hoà, Bãi Xếp mà từ lâu các nhà du khảo đã mô tả.
Vùng biển Cù Mông đã được những cặp mắt tinh đời nhìn ra cái đẹp và nét độc đáo từ lâu. Trại phong Quy Hoà được các dòng tu chọn điểm xây dựng cách nay 80 năm. Ở đây lưu dấu vết an dưỡng của nhà thơ thiên tài khổ hạnh Hàn Mặc Tử.
Sau năm 1954, gia đình và thân hữu Hàn Mặc Tử đã cải táng lập mộ nhà thơ nơi đỉnh dốc đèo Son, gần Ghềnh Ráng, giáp với vùng biển Quy Nhơn, càng tạo thêm nét hấp dẫn cho vùng thắng cảnh. Từ khu mộ men bờ ghềnh đi vào là những cảnh đẹp mang tính huyền thoại.
Cạnh căn nhà lầu mát do vua Bảo Đại xây dựng là bãi tắm mang tên Hoàng Hậu. Gọi là bãi nhưng lại là một giải đá cuội tròn sát nước. Đặc biệt, đá vẫn trơn tru không bị hàu bám. Tương truyền, các cô gái vào tắm nơi đây sẽ gột bỏ được hết bụi trần, có làn da xinh đẹp như hoàng hậu. Vào sâu hơn là những hòn đá chồng hình dạng độc đáo và những khe cát vàng ẩn hiện bên rừng cây vách núi.
Vùng biển Cù Mông có lẽ vì giữ nét hoang sơ nên cách nay một năm tôm hùm bố mẹ đã xuất hiện, trong lúc các nơi khác nguồn giống quý này gần như cạn kiệt. Nghề nuôi tôm hùm ở các đầm vịnh phía sông Cầu nhờ đó phát triển mạnh. Ngoài đặc sản tôm hùm, đây còn là vùng nước thích hợp với các loại cá hồng, cá mú, cá dìa ven gành cho người đi câu.
NISAVA
Cách bờ chừng 15 km là Cù Lao Xanh, bức bình phong của Vịnh. Ở đây có đền Biển được xây dựng đã hơn 100 năm. Ven bờ có nhiều cù lao nhỏ không người ở UBND thành phố Quy Nhơn cũng đầu tư cải tạo đường dốc bậc thang lên khu mộ Hàn Mặc Tử và đường xuống bãi tắm. Viện quy hoạch du lịch khi xây dựng chiến lược phát triển du lịch cho tỉnh Bình Định cũng rất coi trọng vùng thắng cảnh liên hoàn dưới chân núi Cù Mông, khuyến khích mô hình du lịch sinh thái và văn hoá lịch sử, nhưng mọi sự gần như mới bắt đầu, tất cả đều còn là nguyên sơ.
Cù Mông không với sự yên tĩnh và cảnh sắc môi trường vẫn còn sơ khai thuần khiết với một không khí trong lành, mát mẻ níu giữ bước chân du khách.
NISAVA TRAVEL! tổng hợp, ảnh internet