(DVO) – Đến cuối năm, bà con dùng Lân đường, tháp đường, đào đường, … đó nấu nồi chè cả nhà cùng ăn và tiếp tục đợi đến tháng Giêng, ngày Rằm đi chùa Ông Bổn thỉnh điều ước mới.

< Lân đường, tháp đường, đào đường vừa đúc xong.

Từ trung tâm thành phố Cần Thơ qua cây cầu dây văng hiện đại bắc ngang dòng sông Hậu đến cầu Đông Bình rồi rẽ phải vào Quốc lộ 54 chạy thêm gần 40 cây số nữa khách lữ hành sẽ đến chùa Minh Đức Cung mà dân gian quen gọi chùa Ông Bổn.

Chùa nằm trên địa phận xã Hoà Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Tại đây, hằng năm cứ vào tháng Giêng, chính lễ là ngày Rằm, người dân trong vùng có tục đến chùa tham dự lễ hội cho vay đúc Lân đường, tháp đường, … Với ước muốn tạo sự ngọt ngào vui vẻ, làm ăn ngày càng phát đạt cho gia đình trong suốt cả năm.

< Thợ nấu đường đang chế đường nấu chảy vào khuôn.

Phong tục tốt đẹp này không ai còn nhớ nó bắt đầu được tổ chức từ năm nào, chỉ biết đến nay, lễ hội vẫn được duy trì hằng năm.
NISAVA
Theo đó, một số nghệ nhân dân gian có tay nghề từ Sài Gòn cứ mỗi năm một lần đến chùa, dùng đường ăn nấu chảy. Để nấu đường, người thợ thủ công dùng lò tạo nhiệt độ cao khi nấu, luôn tay điều chỉnh lửa để đường nóng nhiều, nóng ít. Một nồi khoảng 3 kg đường cát trắng, khi sôi gần tới mới pha màu tím sen vào.

Bằng kinh nghiệm dân gian, người thợ ước đoán bằng mắt nhìn và mũi nhận biết mùi thơm khi đường tới độ là tắt lửa, nhắc xuống đổ vào khuôn. Khi đổ xong, họ rửa khuôn ngay. Đường có gió là khô cứng, tránh đường non thường bị bể. Khuôn đúc gồm 3 – 4 thanh gỗ ráp lại, trong khuôn có nhiều hoa văn tinh xảo tạo thành hình con Lân, con gà, hay hình tháp, hình trái đào, … Những con Lân đường, tháp đường để đến cả năm không hư bể và cũng không bị kiến bu.

< Ông Trương Văn Điều với một số lân đường vừa mới đúc.

Mỗi biểu tượng trên hoa văn lại mang một ý nghĩa riêng. Tìm hiểu từ những người dân tham dự và tục “vay” ở ngôi chùa này, chúng tôi được biết: Hình Lân với ý nghĩa may mắn, làm ăn suôn sẻ suốt năm; Tượng con gà sẽ mang lại cho người chăn nuôi nhiều thành công như ý. Dân nuôi gà, vịt thường “thỉnh” con vật này. Những ai muốn cất nhà mới, muốn được nhà “cao tầng” thì thỉnh cái tháp với ước mong được gửi gắm vào đó. Một số bà con thỉnh trái đào nói lên những điều tâm linh có sự chứng giám của Phật, tạo hoà khí trong gia đình, …
NISAVA
Đến chùa Ông Bổn vào sáng ngày Rằm tháng Giêng, chúng tôi được chứng kiến ngoài lễ cầu an do nhà chùa tổ chức, còn có phần “thu nợ vay” năm trước và phát “phiếu vay” mới tùy theo ước nguyện của từng người.

Thẻ vay có ghi điều mong mỏi của từng người. Các thợ nấu đường đổ khuôn tạo vật. Chờ Lân đường, tháp đường, … nguội, nhà chùa cử người để vô bọc cùng với thẻ vay. Tất cả các vật phẩm này sẽ được đưa lên ban Phật cúng. Sau đó, sẽ phát lần lượt cho đến hết. Bà con rất cẩn trọng khi mang đường về nhà, thỉnh nhiều họ phải lót rơm, lót trấu, đóng thùng.

Theo niềm tin, người dân quê không để đường sứt, mẻ hay bị bể, vì họ sợ việc không may đó sẽ khiến công việc làm ăn không thuận lợi. Đến cuối năm, người ta dùng Lân đường, tháp đường, đào đường đó nấu nồi chè cả nhà cùng ăn và tiếp tục đợi đến tháng Giêng sang năm đi thỉnh điều ước mới.
Vay Lân đường không chỉ là lễ hội, phong tục mang ý nghĩa tâm linh, mà còn đem lại niềm tin cho bà con trong cả năm làm ăn, sinh sống may mắn an lành.

Theo Minh Khuyên (Dân Việt)
NISAVA TRAVEL!

Ngọt lạ đầu năm với lân đường
Chùa Ông Bổn ở Sóc Trăng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *