Như một không gian Tây Bắc thu nhỏ, chợ phiên Đắk R’Măng ngập tràn phong vị cộng đồng người Mông. Cảnh mua bán diễn ra nhẹ nhàng, không mặc cả như các chợ khác chốn thị thành. Cũng như các phiên chợ của người Mông ở phía Bắc, đồng bào Mông ở Tây Nguyên cũng đến chợ để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trai gái đến tuổi cặp kê hò hẹn
Vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào Mông di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn duy trì tập quán mở chợ phiên truyền thống. Ở xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, chợ phiên được mở Chủ nhật hằng tuần.
Xã Đắk R’Măng có hơn 600 hộ dân tộc Mông chủ yếu di cư từ các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang… Bà con cư trú ở các thôn 4, 5, 6, hầu hết sống bằng nương rẫy, thu nhập không dư dả nhưng “no cái bụng”. Ngày họp chợ, tất thảy già trẻ, gái trai đều diện trang phục thổ cẩm truyền thống xuống đường, trẩy hội chợ phiên.
NISAVA
Chợ phiên tại đây được mở Chủ nhật hằng tuần, họp từ 7 giờ sáng, đông nhất từ 11-12 giờ trưa.
Anh Hoàng Bá Phia (28 tuổi), tiểu thương nhiều năm gắn bó với phiên chợ, cho biết: Chợ phiên đông vui tấp nập nhất là vào ngày cuối năm và dịp đầu xuân năm mới bởi người dân mua sắm nhiều, hàng hóa phong phú, nhiều nhất là quần áo thổ cẩm. Những thứ khác có thể mua ở bất cứ đâu, riêng quần áo truyền thống rất hiếm nơi bày bán vì giá cao, ít người mua.
Một bộ trang phục của phụ nữ gồm áo hoa, váy xòe, thắng lưng, mũ, giầy có giá từ 1 – 5 triệu đồng tùy chất liệu, phụ kiện đính kèm. Bộ đồ trẻ con giá thấp hơn, từ 300 – 400 ngàn đồng. Riêng đàn ông chỉ có áo màu đen giá 500 ngàn đồng. Tuy giá cao nhưng ngày tết vẫn bán chạy, vì người Mông quan niệm năm mới mặc quần áo mới sẽ gặp may mắn.
Như một nét không gian Tây Bắc thu nhỏ, chợ phiên Đắk R’Măng ngập tràn phong vị cộng đồng người Mông. Cảnh mua bán diễn ra nhẹ nhàng, không mặc cả như các chợ khác chốn thị thành. Cũng như các phiên chợ của người Mông ở phía Bắc, đồng bào Mông ở Tây Nguyên cũng đến chợ để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trai gái đến tuổi cặp kê hò hẹn.
NISAVA
Anh Giàng A Lờ, công an viên thôn 5, xã Đắk R’Măng, cho biết: Chợ phiên hình thành từ khi người Mông di cư ổn định cuộc sống trên quê mới. Ban đầu chợ rất tạm bợ. Từ năm 2010 đến nay, chợ được chính quyền đầu tư xây dựng kiên cố, rộng gần 1.000m2.
NISAVA TRAVEL! tổng hợp từ Tiền Phong, Dulich.Taynguyen