Suối Đổ cũng nằm trong tuyến dã ngoai ở Nha Trang cùng với hồ Tiên, động Tiên và suối Tiên. Suối này còn có tên là suối Nước Đổ, thuộc địa phận làng Phước Trạch gần làng Cư Thạnh, phía Tây dãy núi Hoàng Ngưu.
< Suối Đổ nhìn từ xa, phía lưng chừng là chùa.
Suối đổ từ trên cao, gọi là hòn Chùa, chảy xuống tạo thành ba hồ nước khá rộng. Hồ thứ nhất nằm trên lưng chừng núi, dưới một thác nước đổ mạnh. Nước hồ lại chia ra làm hai nhánh, chảy quanh co xuống triền núi chừng 30 mét, lại đổ vào hai hồ khác nằm gần nhau, sau đó nhập vào thành một dòng chảy xuống núi.
< Một phần của Suối Đổ.
Cát trắng tinh ở dưới đáy hồ. Quanh hai bên bờ suối và ở cả dưới đáy có đá xanh chồng chất lên nhau. Cây cỏ xanh tươi rậm rập chen lẫn với đá.
NISAVA
Ở hồ thứ nhất, ngoài những đống đá dựng thành tường vách còn có một tảng hoa cương to lớn, bằng phẳng như tấm ván, do gọt đẽo tỉ mĩ của thiên nhiên.
Người ta nói rằng, vào những lúc vân du bà Thiên Y A Na đã đến ngồi nghĩ chân hoặc hóng gió tại đó. Những lúc bà đến, có ba tiếng sấm nổ vang rền. Một luồng ánh sáng dài và xanh như một dãy lụa bay tới từ phía hòn núi Chúa hoặc phía hòn Bà, đáp xuống. Đó là hiện tượng di hành cùa bà.
< Đoạn suối gần chùa.
Ở sâu trong núi từ xưa có vườn cam, quít sai trái nặng oằn. Người nào bẻ ăn tại chỗ cũng được nhưng đừng khen chê, cũng không nên đem về nhà. Nếu không y theo lệ này thì sẽ mang tai hoa.
Cách hồ thứ nhất 100 mét, xưa kia có một cây kỳ nam to thân đến bốn người ôm mới giáp vòng, ngã nằm ngang qua suối dài đến 10 mét, từ đằng xa, người ta cảm nhận được một mùi hương thoang thoảng nhưng kì lạ là khi đến gần, chẳng có gì hết. Trong cây có một cặp rắn đen to lớn giữ gìn không cho ai mon men lại khuân lấy đi, theo lời truyền của dân gian.
< Đường lên hồ cao.
NISAVA
Người ta kể lại rằng vào thời Pháp chiếm đóng, một viên chánh tổng tìm thấy cây kỳ nam này, đem lễ vật đến cúng kiến rồi dùng dây buộc vào gốc, kéo dài ra cho tận chân núi, kỳ lạ thay cây kỳ nam biến mất, mối dây cột lại nằm ở chỗ khác…
Tuy thế, ngày nay vẫn theo lời thuật của những người đốn củi, mùi hương kỳ nam vẫn còn thoang thoảng.
Ở hồ thứ hai, phía dưới, có đền thờ Bà luôn có khói hương.
< Cổng tam quan chùa.
Suối này không lớn lắm, nhưng mà đẹp, nhưng nếu đứng trên cầu Lùn – xã Suối Hiệp nhìn về hướng núi Chín Khúc sẽ thấy được con suối này, nhất là mùa mưa thì nước ở đây chảy trắng xóa và có nhiều hơi nước trông rất đẹp.
Đường đi: từ Nha Trang, đi 10km lên đến Thành rồi theo hướng nam đi đến ngã 3 Chất Đốt rồi đến Dốc Bà Tùng, rẽ ngay vào đấy, đi độ khoảng 700m, rẽ phải và theo con đường lớn đi về phía núi, đi khoảng 20 phút là sẽ tới suối.
NISAVA
Còn có 1 con đường khác: từ Nha Trang, đi theo hướng Diên Khánh độ 9km, đến ngay quán cafe Hình Như Là sẽ thấy có con đường lớn, rẽ trái đi độ 500m, tới ngã 4 gần chùa Thiên Quang, rẽ phải, đi tiếp 500m nữa, sẽ thấy cái sân xi măng lớn của xã Diên Toàn, rẽ trái theo hướng núi là tới.
< Đường vào Suối Đổ.
Suối này không lớn lắm nhưng rất gần, trên đây còn có ngôi chùa lớn nữa (có thể tham quan cảnh chùa, xin xăm, cầu duyên), đường lên suối thì dễ đi vì người ta đã làm các bậc thang cả rồi, trên suối không gian rất thoáng, mát mẻ và yên tĩnh tha hồ cắm trại.
Theo Nha Trang Club
NISAVA TRAVEL!
Đầu xuân đi chùa Suối Đổ
Đường lên suối Đổ
Về Diên Khánh tắm suối