Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nằm dọc theo tuyến tỉnh lộ ĐT604. Đông Giang thoạt nghe như bỡ ngỡ nhưng lại là cái tên khá quen thuộc với những bản trẻ thích khám phá những miền đất lạ. Nơi này có vô vàn những cung đường ngoằn ngoèo, gấp khúc hiểm trở nhưng chính trên con đường ấy lại lộ ra những khung cảnh vô cùng thú vị, đẹp đến mê hồn.

Đông Giang có diện tích 81.120 ha với dân số khoảng 20.798 người; có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã Ba, Tư, A Ting, Sông Kôn, Jơ Ngây, Tà Lu, Za Hung, A Rooi, Mà Cooih, Ka Dăng và thị trấn Prao. Trước ngày 20 tháng 6 năm 2003, Đông Giang là một phần của huyện Hiên.


< Băng qua những cung đường ngoằn ngoèo, gấp khúc là sẽ đặt chân đến với huyện miền núi Đông Giang.

Địa giới hành chính huyện Đông Giang hiện nay bao gồm: Đông giáp thành phố Đà Nẵng; Tây giáp huyện Tây Giang; Nam giáp các huyện Nam Giang, Đại Lộc; Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Dù nằm giáp ranh với huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) nhưng để lên đến Đông Giang, bạn phải vượt qua đoạn đường núi dài khoảng 70km. Trên cung đường xanh thẳm ấy, bạn sẽ luôn bắt gặp dòng sông Kôn uốn lượn men theo bìa núi.

< Đồi chè Trung Mang đón du khách bằng không gian xanh ngút.

Băng qua con Dốc Kiền quanh co và cao chót vót là bạn đã đặt chân đến địa phận Đông Giang, được gặp gỡ đồng bào dân tộc, tiếp cận với cách sinh hoạt khác lạ của người dân trong vùng. Nơi đây, đa phần là vùng đất sinh sống của đồng bào Cơtu với những nét văn hóa truyền thống độc đáo, dân dã.

Vẻ đẹp đầu tiên của vùng miền núi này tặng cho mọi người đó chính là đồi chè Trung Mang (thuộc nông trường Quyết Thắng, nằm ở xã Ba, H.Đông Giang). Đồi chè hiếm hoi của miền Trung đẹp xanh ngút mắt, là nơi của nhiều bạn trẻ, của những cặp tình nhân, những cặp vợ chồng sắp cưới đến tìm kiếm những bộ hình đẹp.

< Băng qua cây cầu dây văng thơ mộng…

Cách đó không xa là làng văn hóa – du lịch Bhờ Hôồng (xã Sông Kôn, H.Đông Giang). Từ tỉnh lộ ĐT 604, băng qua cây cầu treo, là bạn sẽ đến làng. Trong làng, những căn nhà Gươl, nhà Moong (nhà người dân trong làng dùng để sinh hoạt chung) đặc trưng của người C’tu sẽ chào đón bạn.

Tại làng, những sinh hoạt truyền thống của người dân C’tu cũng sẽ được giới thiệu đến mọi người. Bạn sẽ được hòa mình cùng đời sống thú vị ở nơi đây, có thể tìm cho mình những phút giây nhẹ nhõm và sống chậm, tách xa những ồn ào của cuộc sống hiện đại.

< … để đặt chân đến làng văn hóa-du lịch Bhờ Hôồng.

Đông Giang có món rượu Tà Vạt (có nơi gọi là Tà Vạc) và ông già Gói – người giữ men say cho đồng bào Cơ tu. Đến Đông Giang mà chưa từng thử rượu Tà Vạt thì coi như chưa đến. Uống rượu Tà Vạt mà không hầu già Gói, nghe già kể về quá trình chế biến món rượu đặc biệt này thì Tà Vạt cũng chỉ là thứ nước chua chua thơm thơm nồng nồng mà thôi.

Ngoài ra, một sối đặc sản mà bạn cần nếm qua như cơm lam, thịt nướng ống, món zarắ (thịt ống thọc nhuyễn), bánh cuốt (bánh sừng trâu) cùng với rau rừng, cá suối…
Nhìn một thoáng, nếm một lần đề rồi nhớ mãi hương vị Đông Giang, một chốn bình yên…

NISAVA TRAVEL!, ảnh Zing.

Một lần đến Đông Giang
Đông Giang – bài học vỡ lòng cho kẻ lãng du

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *