(BGT) – Sau gần 60 năm bà con xã Cộng Hòa (Quảng Ninh) mới có dịp xem lại Lễ hội Đại Phan của người Sán Dìu.

< Để chuẩn bị cho lễ leo gươm, từ sớm người ta đã chuẩn bị buộc các con dao đi rừng sắc ngọt vào thân 2 cây gỗ (1 cây âm, 1 cây dương).

Trong tiết trời lạnh giá dưới 5 độ C, hàng ngàn người dân từ khắp các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc… về dự lễ hội Đại Phan hay còn gọi cầu mùa, vừa diễn ra tại xã Cộng Hòa (Mông Dương, Quảng Ninh).

< Ngay từ sáng sớm ngày chính hội, người dân khắp nơi trong xã đã kéo về nhà văn hoá để xem lễ hội.

Đây là một lễ hội của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Trong tín ngưỡng, tâm linh có ý nghĩa là một lễ cầu an, cầu mùa, xua đuổi tà ma, dịch bệnh. Đại Phan tích hợp nhiều yếu tố văn hóa đặc trưng về phong tục, tập quán, nghi thức thờ cúng, ca – múa – nhạc, mỹ thuật.

< Leo gươm là một trong các hoạt động thu hút nhiều người quan tâm nhất. Và không phải ai cũng leo được, đơn giản là hai thầy cúng này phải đạp bằng chân trần trên các lưỡi dao.

Lễ hội lần này diễn ra tại thôn Khe, xã Cộng Hoà, gồm các nghi thức như: Lễ dựng cây nêu, lễ rước thành hoàng làng, nghi thức giết lợn giết trâu để hiến tế, lễ cầu siêu cho những anh hùng liệt sĩ, nạn nhân tai nạn giao thông, những người chết do thiên tai, dịch bệnh, lễ cúng thần nước, leo lên 12 cầu thang quấn gươm để tấu thần linh, đại vương thổ địa, nghi thức đi trên đống than hồng, lễ cầu thọ, cầu tài, cầu lộc, nghi lễ cấp sắc cho những người đang học nghề thầy cúng, thi hát soọng cô và nhiều trò chơi dân gian v.v..

Mở đầu lễ hội là lễ rước thần từ trung tâm xã Cộng Hòa về miếu Ba Ba thờ Đại thần linh (Trương Thống Lĩnh) tại thôn Khe xã Cộng Hòa, Mông Dương, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Tiếp theo đó là nghi lễ chém súc (chém lợn, chém bò) để hiến tế thần linh thổ địa.
NISAVA
Trong lễ hội một vật thiêng không thể thiếu được đó là cây Thí Phan (hay còn gọi là cây Nêu), được làm bằng cây tre to, tươi và dài hết ngọn. Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng cầu an người pháp sư hiệu lệnh cho các môn đệ từ từ dựng cây phan lên theo phương thẳng đứng phải làm sao đảm bảo cây cao cho nhiều làng cùng nhìn thấy.

< Hội Leo gươm được phục dựng lần đầu tiên vào cuối tháng 12.2008.

Trên đỉnh của Thí Phan treo một tấm phan màu đỏ dài theo thân cây, tấm vải này tượng trưng cho chiếc cầu nối âm dương, mặt đất và 9 tầng mây trời, truyền tải ước mong của dân làng với trời đất. Thí Phan là biểu tượng cho sức mạnh của cộng đồng như là sự trường tồn vĩnh cửu, sức sống vươn lên của con người và muôn vật.

Tiếp đó là lễ leo gươm, cây leo gươm được làm bằng gỗ, gồm hai cây âm và cây dương, mỗi bên gắn 12 thanh gươm sắc lẹm. Khi leo gươm, hai người leo là hai người thày cúng được pháp sư phù phép và đóng dấu đỏ vào bàn chân, sau đó dùng chân trần để leo lên các nấc thang là các phần lưỡi của thanh gươm.

Theo truyền thuyết của người Sán Dìu, xưa kia Vua Cóc phải bò qua 12 nấc thang để cầu ông trời đổ mưa. Vậy nên vào ngày thứ 3 của nghi lễ, 2 thầy cúng sẽ làm lễ leo lên các nấc thang tái hiện truyền thuyết Vua Cóc. Leo qua 12 nấc đến nấc thang cao nhất mà không hiểu sao chân thầy cúng không đổ máu.
NISAVA
Khi tới đỉnh cây leo gươm người thày cúng thổi tù và theo từng đợt, rồi đọc bản tấu trình lên trời để tấu trình Ngọc Hoàng những điều mong ước của dân làng về cuộc sống no ấm, hạnh phúc cũng như cầu siêu cho các cô hồn, những anh hùng liệt sĩ, nạn nhân tai nạn giao thông, những người chết do thiên tai dịch bệnh.

Đặc biệt trong lễ hội còn có lễ lội than (tức đi chân trần trên than hồng), theo quan niệm của người Sán Dìu, đó là nghi lễ tẩy trần, hướng con người tới cái thiện. Con người đang sống lội qua than hồng thì tâm hồn sẽ thanh thản, tà ma và những điều xui xẻo sẽ được rũ bỏ.
NISAVA
Sau khi các thầy cúng đốt củi lấy tro than trải ra thành một quãng đường dài 4 thước (khoảng 6,5m) thì những người trong làng lần lượt lội qua đường than ấy để thanh sạch tâm tư, trút bỏ phiền muộn như một cách tẩy sạch.

* Điền Gia Dũng: Theo mình biết thì lễ hội Đại Phan đã được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Vân Đồn phục dựng lại từ năm 2008. Lễ hội này tổ chức tại xã Bình Dân, trướcTrung tâm của lễ hội là nhà văn hoá xã vừa mới được khánh thành.
Sơ khai, Đại phan là lễ cầu mùa, về sau nó được lồng ghép thêm nghi thức cấp sớ điệp sắc phong cho thầy cúng. Do nhiều nguyên nhân, Đại phan đã bị mai một khoảng hơn 60 năm nay và nay được tổ chức hàng năm giúp bảo tồn văn hoá dân tộc Sán Dìu, tạo thêm sản phẩm du lịch văn hoá cho huyện Vân Đồn.

Theo Nghiêm Công Tấn (Báo Giao Thông) và nhiều nguồn khác.
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *