(TTO) – Vào mùa gặt, ban đêm những người dân các xã ven đô Hà Nội chẳng mấy ai ở nhà, tất cả ra đồng với những bộ dụng cụ để “quay” châu chấu.
< Mỗi vòng quay là một lần xúc, từng đàn châu chấu cứ thế theo vòng quay lọt vào vợt của người thợ săn.
Đồ nghề của cánh “thợ săn” châu chấu gồm một bộ đèn chiếu sáng được gắn lên đầu, một sợi dây thừng dài vài chục mét, trên dây thừng buộc các túi nilông cách nhau 20 – 30cm, một chiếc vợt được thửa riêng, chất liệu nilông, dài gần 2m.
Châu chấu là món ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của dân nhậu nên loài côn trùng này gần đây trở thành mặt hàng thực phẩm có giá trị.
< Những người thợ săn châu chấu dùng sợi dây dài, trên dây buộc các túi nilông để lùa châu chấu tập trung vào một khoảnh ruộng. Những túi nilông buộc trên sợi dây khi di chuyển sẽ tạo tiếng động làm lũ châu chấu hoảng sợ và bay theo ý muốn của người săn.
Để “quay” châu chấu, ít nhất phải có hai người trở lên. Đồ nghề đơn giản như vậy nhưng số tiền kiếm được mỗi đêm phải bằng cả tạ thóc.
< Trên tay những người thợ săn châu chấu ở huyện Ứng Hòa là một châu chấu cái đang trưởng thành. Họ cho biết đi bắt chấu cũng như đi câu cá, hôm nào may mắn thì bắt được nhiều chấu cái, to, béo và bán được giá hơn chấu đực.
Công việc “quay” châu chấu thường bắt đầu từ 16g hàng ngày. Trước tiên hai người thợ săn châu chấu sẽ cầm hai đầu sợi dây thừng dài khoảng vài chục mét, trên dây thừng buộc các túi nilông cách nhau 20 – 30cm để tạo tiếng động làm châu chấu hoảng sợ.
< Sợi dây thừng của các người thợ quét đến đâu, từng đàn châu chấu bay rợp ở đấy.
NISAVA
Cứ thế, thợ săn căng dây đi từ đầu ruộng đến cuối ruộng để lùa châu chấu trên cả cánh đồng cho bay tập trung vào một khoảnh ruộng nhỏ và rậm để dễ bắt.
Sau khi đã lùa xong toàn bộ châu chấu, vẫn chưa thể bắt ngay được, những người “thợ săn” phải ngồi chờ đến khi mặt trời lặn, vì lúc trời tối châu chấu sẽ bay rất chậm và không bay cao. Lúc này họ mới dùng những chiếc vợt nilông to rồi cứ thế “càn quét” trên khắp khoảnh ruộng.
< Theo tập tính, ban ngày châu chấu thường đậu ở đoạn dưới của những gốc rạ…
Sở dĩ gọi là “quay” châu chấu là do động tác của người làm công việc này. Họ dùng cái vợt, hoặc túi vải rồi cứ thế vung tay với động tác quay tròn quanh chiếc “trục” là chính thân mình.
NISAVA
Mỗi vòng quay là một lần xúc. Như một nhịp điệu cố định. Tức là cùng lúc người làm việc này phải tạo ra hai chuyển động: chân thì tiến trong khi dậm hoặc túi thì quay xung quanh người.
< … và ban đêm châu chấu sẽ leo dần lên ngọn của gốc rạ hoặc ngọn cỏ, lúc này nếu bị đánh động châu chấu sẽ bay rất chậm và thấp.
Phải quay liên tục trong khi sục, cho đến khi hết một vạt cỏ hoặc tạm dừng lại nghỉ lấy sức đồng thời thu hoạch sản phẩm chuyển vào bao tải để chuẩn bị “quay” tiếp.
Anh Đoàn Văn Giỏi, một thợ săn châu chấu ở xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa, Hà Nội cho biết mỗi tối, trung bình anh cùng người bạn “quay” được khoảng 8 – 10kg châu chấu, sáng hôm sau sẽ đóng vào thùng đá, gửi bán cho những thương lái ở những huyện vùng cao như Sơn La, Hà Giang với giá khoảng 60.000 – 80.000/kg.
< Khoảng 18g – 18g30, khi trời tắt nắng cũng chính là thời điểm những chiếc vợt của những người thợ săn hoạt động. Họ dùng cái vợt, hoặc túi vải rồi cứ thế vung tay với động tác quay tròn quanh chiếc “trục” là chính thân mình.
NISAVA
Cũng theo anh Giỏi, chúng tôi được biết giá thành châu chấu gần như không có mốc giá cố định mà tùy thuộc vào độ to, nhỏ của châu chấu. Thường thì châu chấu cái, to béo hơn sẽ được giá hơn những con đực.
Khi được hỏi về nơi sơ chế và thu mua châu chấu gần đây, anh Nguyễn Hữu Ba, thợ săn châu chấu ở huyện Ứng Hòa chỉ chúng tôi đến xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức.
< Do trước đó toàn bộ châu chấu đã được lùa tập trung vào một khoảnh ruộng, nên chỉ sau vào lần xúc vợt, những chú châu chấu căng tròn béo mọng đã nằm gọn trong bao tải của những người thợ săn.
“Ngày trước ở thôn Thụ, xã Lê Thanh cũng chỉ có vài người, giờ thì đàn ông cả xã hầu như ai cũng đổ ra đồng để “quay” chấu kiếm thêm. Các cụ già, phụ nữ và trẻ em không đi quay chấu được thì ở nhà “ngắt chấu” thuê cho nhà chủ thu mua chấu” – anh Ba chia sẻ.
Lần theo con đường bê tông ven sông Đáy khoảng gần chục cây số, chúng tôi đến thôn Thụ, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
< Thành quả sau một đêm “quay” chấu.
Vừa vào đến thôn, hai bên đường làng, nhà nào cũng có vài ba người đang ngồi làm châu chấu với những rổ chấu lớn nhỏ chất đầy sân. Từ trẻ nhỏ đến các cụ cao tuổi, ngồi xếp hàng chọn những nơi sáng để thuận tiện cho việc cấu chấu.
Mọi người ai lấy đều cặm cụi cấu, xen lẫn những tiếng cười giòn giã.
Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Cáu, một trong những thương lái thu mua và phân phối châu chấu lớn nhất xã.
< Một thợ săn châu chấu cho biết mỗi tối, trung bình anh cùng người bạn “quay” được khoảng 8 – 10kg châu chấu. Ngay sau khi kết thúc buổi “quay” chấu, những người thợ săn chuyển ngay “chiến lợi phẩm” về bán cho thương lái với giá từ 60.000 – 80.000 đồng/kg.
NISAVA
Ông Cáu cho biết mỗi ngày ông thu mua được khoảng 3 tạ châu chấu và thuê bà con trong thôn làm sạch châu chấu với giá khoảng 6.000 – 8.000 đồng/kg.
Trong nhà ông Cáu, những nồi nước to luôn có mặt trên kiềng bếp, khi châu chấu về được đem sàng sẩy loại bỏ rác, mủn trấu là thả vào luôn.
< Loài côn trùng gây hại cho lúa này đang trở thành món ăn đặc sản với vị thơm ngon, giòn và bổ dưỡng. Nhiều người vẫn gọi vui là món “tôm bay”. Châu chấu phát triển mạnh vào thời điểm khi cánh đồng lúa bắt đầu trổ đòng.
Muốn cho châu chấu vàng và cứng, người dân còn cho muối khi đang đun, không được đun già lửa, vừa chín đến là phải nhanh chóng vớt ra rồi cho vào nước lạnh ngâm một lúc mới vớt ra.
Khi được hỏi về việc thu mua và phân phối châu chấu, ông Cáu cho biết ngoài thu mua của người dân trong xã và trong các huyện lân cận, ông còn nhập châu chấu từ các tỉnh miền trung như Nghệ An, Quảng Nam… và phân phối ngược lại cho các nhà hàng ở Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.
< Những thương lái chuyên mua bán, phân phối châu chấu ở xã Lê Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội thu mua của những người đi “quay” chấu và thuê bà con trong thôn làm sạch châu chấu với giá khoảng 6.000 – 8.000 đồng/kg.
Cũng theo ông Cáu, châu chấu ở các tỉnh miền Trung thường to béo và có giá thành cao hơn châu chấu ở các vùng ven đô Hà Nội.
NISAVA
Nhựa của châu chấu tiết ra rất độc, thấm vào tay sẽ bị ngứa. Tay người nào cấu chấu cũng sưng phù, trầy xước tay. Nhưng dù vậy, họ vẫn miệt mài với nghề, bởi nghề giúp họ mưu sinh.
< Châu chấu đang được phân loại. Mỗi tối cấu chấu thuê trung bình một người được khoảng 5 – 6kg châu chấu, số tiền kiếm được chỉ 30.000 – 40.000 đồng.
Trước kia người dân ở ngoại thành Hà Nội chỉ biết trông chờ vào mùa vụ, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nay, nhờ cung cấp châu chấu đi khắp các nhà hàng, khách sạn, kinh tế nhiều gia đình đã trở nên khấm khá, có của ăn của để.
Nghề “quay” châu chấu đang mang lại ấm no, sung túc cho những người dân nơi đây.
Theo Công Duy (Dulich.Tuoitre)
NISAVA TRAVEL!