Nhóm đền tháp chăm Pô Dam (còn gọi là Pô Tằm) tọa lạc dưới chân núi Ông Xiêm, thuộc địa phận xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong có niên đại nửa cuối thế kỷ VIII – đầu thế kỷ IX.

Từ Phan Thiết đi ngược ra phía Bắc, qua ngã ba Liên Hương trên QL1A chừng hơn 1km, bên trái đường có cây xăng Đại Hòa, từ đây có 2 cách đi vào khu tháp :

1-Từ Nam ra Bắc, ngay trước cây xăng Đại Hòa là một cây cầu nhỏ trên QL1A, rẽ trái vào con đường đất ngay đầu cầu, đi vòng vèo trong xóm chừng 5km là chạm đường sắt Bắc Nam. Đường nhỏ và vòng vèo nhưng không khó đi, vì ít lối rẽ, chui qua bên dưới đường sắt, rẽ tay phải theo đường mòn vài trăm met là đến chân núi Ong Xiêm, đến đó là trông thấy cụm tháp nằm trên sườn núi, cao hơn mặt đường mòn chừng 10m.

2- Từ cây xăng Đại Hòa chạy tiếp ra phía Bắc trên QL1A chừng 1km, đến một quãng khá trống hai bên là cánh đồng cỏ cháy, bên phải ngay sát vệ đường có một quán nước nhỏ đứng trơ trọi. Đối diện quán nước nhỏ ấy ở bên trái QL1A là một con đường đất chạy vào giữa đồng cỏ khá trống trải.

Cứ theo đường ấy chạy vào phía núi không rẽ ngang theo bất cứ đường nhỏ nào khác – gần như thẳng tắp. Nó đâm vào chạm đường sắt Bắc Nam, vượt qua đường sắt, rẽ trái chừng vài trăm met cũng đến chân núi Ông Xiêm.

Đi theo cách thứ nhất, đến tháp từ hướng Nam, đi theo cách thứ 2, đến tháp từ hướng Bắc.

Cách thứ 2 đường đi đơn giản hơn nhiều, nhưng dễ nhầm đường rẽ trên QL1A (vì sau này có thể cảnh quan thay đổi, nhà cửa quán xá nhiều lên), còn đi theo cách 1 thì đường nhỏ, ngoằn ngoèo hơn nhiều, nhưng lỗi rẽ trên QL1A thì khó lẫn.

Cụm tháp Pô Đam khác biệt với các cụm tháp Chăm khác về hướng – nằm trên 2 trục song song, theo hướng Bắc – Nam chếch một chút về phía Tây (mặt các tháp hướng về phía Nam, chếch Tây khoảng 15 độ), thực tế là nàm dọc theo triền núi, chứ không phải tựa lưng vào núi trông mặt ra biển. Nhóm đền tháp này bao gồm 6 tháp, hiện nay chỉ còn lại 3 tháp tương đối nguyên vẹn, còn 3 tháp khác bị sụp đổ. Nhóm tháp Bắc còn lưu giữ bệ thờ Linga-Yoni bằng đá xanh tượng trưng cho thần Shiva với hình dáng và kết cấu giống như ở Pôshanư nhưng nhỏ hơn nhiều.
  var AdBrite_Title_Color = ‘000000’; var AdBrite_Text_Color = ‘000000’; var AdBrite_Background_Color = ‘C3D9FF’; var AdBrite_Border_Color = ‘003366’; var AdBrite_URL_Color = ‘333333’; Your Ad Here

Nhóm tháp Nam gồm 3 tháp khác với nhóm Bắc từ kỹ thuật xây dựng, trang trí nghệ thuật và nội dung thờ phụng. Nhóm Bắc được xây dựng để thờ vua Pô Dam, vị vua trị vì Vương quốc Chămpa từ 1433-1460. Vị vua này có công giúp dân làm các hệ thống thủy lợi nổi tiếng trong vùng, hiện nay còn phát huy tác dụng ở vùng Tuy Phong, Bắc Bình.

Thông thường các tháp Chăm thường xây cửa chính trở về hướng Đông nhưng nhóm tháp Pô Dam tất cả các cửa đều quay về hướng Nam. Điều đặc biệt khác là cả 6 tháp trong nhóm tháp Pô Dam đều nhỏ và thấp hơn các tháp chăm khác (cao nhất 7- 8 m, mỗi cạnh đáy 3-3,5 m). Kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật trang trí tập trung chủ yếu ở tháp chính (tháp C nhóm Bắc).

Tháp Pô Dam là nơi thực hiện nghi lễ thờ cúng Vua Chăm hằng năm của người Chăm Phú Lạc và các vùng lân cận. Hiện những dòng tộc là hậu duệ của vua còn lưu giữ 8 sắc phong do các vua thời triều Nguyễn phong tặng Vua Pô Dam. Di tích này đã được Nhà nước xếp hạng kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Tháp Pô Đam là một trong số ít các cụm tháp Chăm hiện còn, mang tên một vị vua Chăm (cùng với tháp Pô KlongGiarai, tháp Pô Romé).

Do không còn một bia ký nào, nên các nhà nghiên cứu đánh phải dựa vào phương pháp so sánh phong cách nghệ thuật để xác định niên đại cho tháp Pô Đam. Ở cụm tháp này, ngôi tháp trung tâm có hình dáng cấu trúc và các trang trí giống với các tháp Hòa Lai (khá giống với tháp Mỹ Sơn C7), nên người ta xếp cụm tháp Pô Đam vào nhóm thuộc phong cách Hòa Lai, tức là niên đại ở vào khoảng cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX.

Tuy nhiên, trong truyền thuyết Chăm, Pô Đam là vị vua xuất hiện muộn – một truyền thuyết nói ông là con của vua Parachanh, tức La Ngai (vị phó tướng của Chế Bồng Nga khi tiến đánh Đại Việt hồi thế kỷ XIV)

Với các mốc thời gian chênh lệch nhau rất xa như vậy, chính các nhà Chăm học đương thời cũng chưa tìm ra được lời giải đáp hợp lý, nên người ta … đành cho rằng, có thể khu tháp được xây dựng từ cổ xưa (chưa rõ do ai xây) và sau này được dùng thờ phụng Pô Đam (việc này có thật cho đến nay).
Thậm chí người Chăm hiên nay còn cho rằng, Pô Đam và những người họ hàng thân cận được mai táng tại đây.

Do người Chăm không có chép sử chi tiết như người Việt hay người Trung Hoa, sử của họ thường là ở dạng bia ký và truyền thuyết, vì thế, có nhiều truyền thuyết đúng là … truyền thuyết, vì các mốc thời gian đôi khi rất vô lý. Hơn nữa, các ngôi tháp Chăm ở Nam Trung bộ thường có các truyền thuyết về việc xây dựng tháp. Ở khu tháp Pô Đam cũng vậy, truyền thuyết về tháp Pô Đam không những thế còn liên quan đến tháp Pô KlongGiarai nữa.

Truyền thuyết nói rằng: Khi vua Pô Klong GiaRai được mọi người tôn lên làm vua, Pô Đam – lúc đó là quan đại thần – không phục, cho rằng ngài chỉ là một tên chăn bò (sẽ nói kỹ về truyền thuyết này ở mục Tháp Pô KlongGiaRai).

Nhà vua bèn thi tài xây tháp với đại thần Pô Đam, và cuối cùng ngài thắng, xây lên một khu tháp to lớn đồ sộ (trong truyền thuyết này, đó chính là khu tháp Pô KlongGiaRai), còn Pô Đam chỉ xây được một khu tháp nhỏ hơn nhiều, và xong sau – chính là khu tháp Pô Đam.

Dĩ nhiên cái truyền thuyết ấy có nhiều điểm vô lý, vì khu tháp Pô KlongGiaRai được xác định có niên đại thế kỷ XIII – dựa vào bia ký tìm thấy ở đó, và cả trên những dòng chữ khắc trên trụ cửa tháp – còn tháp Pô Đam niên đại sớm hơn nhiều. Nhưng có lẽ người Chăm không quan tâm đến điều đó, truyền thuyết vẫn phải mang tính … truyền thuyết.

NISAVA TRAVEL! – Theo báo Thái Bình + Phuot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *