Cứ đến tháng 4, 5, người dân làng Thượng Đình, xã Quảng Định, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa lại rộn ràng vào vụ thu hoạch lá thuốc lào, sau đó ủ, xén và đem phơi để cho ra những sản phẩm đã tạo thành thương hiệu.

< Cây thuốc lào được trồng từ tháng 9 nhưng đến tháng 4 năm sau mới  thu hoạch và chủ yếu dùng lá. Ngoài Thượng Đình, Thanh Hóa, loại cây này còn được trồng nhiều ở vùng đồng bằng trung du bắc bộ, trong đó có Hải Phòng.

Nói về thú vui hút thuốc lào, dân gian đã có những câu ca truyền miệng: Nhớ ai như nhớ thuốc lào / Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên; Thuốc lào chồng hút vợ say / Thằng bé châm lửa lăn quay ra nhà.

< Người dân Quảng Định cho biết trồng cây thuốc lào khá mất công chăm sóc vì dễ bị nấm, dẫn đến đốm hoặc cháy lá. Do đó, hàng ngày họ phải dọn cỏ, bón phân đầy đủ và cân đối để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh.

Vào khoảng tháng 9 âm lịch, trời rét và mưa dầm, những ngày mưa bụi bay như màn sương phủ trắng cánh đồng, cỏ cây lên xanh mơn mởn, cây trái trong vườn nảy lộc đơm hoa… thì đây cũng là thời kỳ gieo hạt giống cây thuốc.

< Vào thời điểm cuối tháng 4, làng Thượng Đình đang rộn ràng vào mùa thu hoạch lá thuốc lào. Đây là thời điểm lá thuốc lào dày và cứng nhất. Lúc này, lá các cây thuốc lào cụp xuống như những cái nơm úp trên đồng.
NISAVA
Khi cây thuốc đã lên khỏi mặt đất 2 lá, người ta lấy lá chuối tươi cuộn tròn, dùng cái que tăm cài lại thành một cái khuôn nhỏ, nhồi đất màu đã được đánh tơi vào, mỗi cây giống một khuôn, ươm đến khi cây lên khoảng 3,4 lá, là mang cả khuôn ra đồng trồng. Thuốc phải được trồng ở cánh đồng ruộng màu chân chua trên cao.

< Thuốc lào được chế biến thủ công. Sau khi hái xuống, lá được đem ủ cho hơi se lại, sau đó cuộn thành những cây thuốc to và dài gần 2m.

Trồng xong là ăn Tết. Mưa dầm xuân thuận lợi cho cây thuốc lên nhanh. Bón hai, ba đợt phân, cứ thế thuốc lên khoảng 5,6 lá, đặc biệt là bị những con rầy bám kín dưới mặt lá. Khổ nhất là phải đi đánh rầy. Nhà nào cũng nấu một bát bột nếp dẻo quánh, rồi cuộn một mồi vào cái que tre, mang theo cái ghế ngồi dưới rõng thuốc lật từng lá, lăn mồi bột nếp cho con rầy dính đầy vào, nếu không những con rầy làm cây thuốc bị cằn không lên được.

< Trong môi trường yếm khí, các cây thuốc này tiếp tục được ủ trong khoảng 4-5 ngày sẽ dậy mùi thơm đặc trưng.

Nỗi lo khác là sợ cây bị nấm: bệnh này lây lan nhanh, cho đến giờ vẫn bó tay, chưa có thuốc đặc trị. Cách duy nhất là ngay khi thấy cây có biểu hiện bị nấm là lập tức nhổ bỏ liền để tránh lây lan. Có năm bị nhiều, có 200 cây thì phải bỏ gần 50, mất mát không biết bao nhiêu mà kể.

< Những cây thuốc được thái thành sợi nhỏ. Công đoạn này khá vất vả vì đòi hỏi người làm nghề phải tốn nhiều công sức để sợi thuốc càng nhỏ càng tốt, đồng thời nhanh chóng đem phơi, tránh bị xỉn màu.

Cũng từ giai đoạn này trở đi, người dân phải thường xuyên ra quan sát cây để kịp thời ngăn chặn sâu bệnh, tưới nước đều đặn. Đến khi cây cao gần 1m2 thì bấm hoa, la dần những lá dưới gốc, rồi để đến khi thuốc già ngả từ màu xanh sang màu vàng là thu hoạch. Trung bình, mỗi cây cho từ 45 – 50 lá, 1 sào cho từ 40 – 50 kg thuốc khô. Lá thuốc thu hoạch về đổ đầy sân.

< Thuốc thái xong bày lên phên và phơi ở chỗ nắng ráo như sân hay bãi đất ngoài đồng ruộng. Gặp trời mưa, không thể phơi, người ta phải làm rạp kê phên thuốc lên, sau đó dùng rơm rạ đốt ở dưới. Đốt đều đến khi sợi thuốc khô mới thôi. Chỉ một chút mưa ẩm cũng có thể làm thuốc dễ dàng bị hỏng, mốc.
NISAVA 
Tối, cả xóm ăn cơm xong kéo nhau sang rọc thuốc giúp. Nhà nào may mắn bẻ vào đúng tuần trăng thì không phải đốt đèn dầu. Cái rọc lá thuốc được làm bằng tre bánh tẻ, uốn một hình cong vòng cung, buộc vào hai đầu cái dây cước là được một cái móc, đặt cuống lá thuốc vào cái móc tuốt một đường, lá thuốc tẽ ra làm hai.

< Sợi thuốc sau khi khô kiệt, có mùi thơm và được bao gói bảo quản để đem tiêu thụ. Ở một số nơi như Hải Phòng, Thái Bình, người dân phơi thuốc lào trên những nong tròn hoặc hơi vuông thay vì phên dài như ở làng Thượng Đình.

Sau đó xếp lá thuốc vào hai cái vòi tre gọi là đôi lòng thuốc, phải chọn loại tre thật già và thẳng tắp dài khoảng 2 đến 3m, hai que đặt cách nhau 40cm, sau đó xếp lá thuốc vào cho đến hết chiều dài của que, hai người mỗi người một đầu, ập lại cuộn tròn, rút que ra là xong một cuộn thuốc, xếp vào trong nhà ủ khoảng 5 ngày, thuốc ngả từ màu vàng nhạt sang màu vàng đậm là mời thợ thái.

< Sợi thuốc lào thành phẩm sau khi phơi khô có màu nâu đậm, thơm. Giá bán khoảng 300.000 – 400.000 đồng một cân.
NISAVA 
Đêm hôm rọc thuốc chủ nhà luộc một nồi khoai lang bở, nấu ấm nước chè xanh đặc sánh. Dưới ánh trăng tỏa sáng một vùng quê êm đềm với những câu chuyện vui, buồn, khát vọng thật đơn sơ, mộc mạc mà giàu nghĩa, giàu tình.

< Ngoài thu hoạch lá, người ta còn chăm cây để cho ra hoa và lấy hạt, phục vụ mùa sau.

Những gương mặt già trước tuổi vì cuộc sống lam lũ, mà nụ cười vẫn tươi rói vô tư. Bởi họ yêu vùng đất tuy nghèo, và yêu cái tình làng nghĩa xóm đã kết nối họ bao đời. Những nỗi vui, buồn, sướng khổ… tất cả đều giản đơn và chân thành đến vậy! Càng về khuya tiếng ve sầu trên những cây ổi càng âm vang da diết, hương ổi thơm ngào ngạt loang xa làm ấm lòng người đến lạ.

Xong vụ. Người thiên hạ kéo về mua thuốc. Tiếng rao ‘Ai… bán thuốc lào đây…’ vọng vào làng quê yên tĩnh, vọng mãi vào ký ức một làng quê.

NISAVA TRAVEL!, ảnh và chú thích từ NISAVA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *