Chợ Án Lại tọa lạc tại xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Chợ không chỉ là nơi mua bán hàng tuần mà còn là điểm hẹn để gặp gỡ và trò chuyện của đồng bào dân tộc.
Chợ Án Lại được tổ chức vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hằng tháng. Như nhiều chợ vùng cao ở các địa phương khác trong tỉnh, do 5 ngày mới có một phiên nên vào ngày có phiên chợ: nhân dân đến chợ rất đông.
Bà con ngụ ở các xã: Đức Xuân, Trương Lương (Hòa An), Phúc Sen, Quốc Dân (Quảng Uyên) và một số xã ở Hà Quảng, Bảo Lạc cũng về đây mua bán.
Những phiên giáp Tết Nguyên đán, chợ thu hút một lượng người và hàng hóa lớn hơn nhiều so với các phiên khác trong năm. NISAVA
Nét đặc trưng nhất ở chợ Án Lại chính là các sản vật địa phương được nhân dân mang đến chợ để trao đổi, bày bán, như: rau, củ, gà, lợn, lá dong, gạo nếp… do chính gia đình trồng, chăm sóc. Đặc biệt, còn có nhiều sản phẩm nổi tiếng cả vùng, như: dao ở Phúc Sen, hương ở Phja Thắp, miến dong ở Nguyễn Huệ…
Khi mua nông cụ phục vụ sản xuất để biết thép có tốt hay không người dân lấy lưỡi của một dao gọt vào sống lưu của một con dao khác. Phần lưỡi thép đã được rèn sẽ cắt được phần gáp dao chưa tôi. Dao quắm rất hữu dụng khi bà con đi làm nương, đi rừng hoặc để chẻ tre…
Ở Án Lại bán rất nhiều mía vì đây là giống cây dễ trồng ở Cao Bằng, bên cạnh đó mía không thể thiếu bên bàn thờ tổ tiên ngày giỗ, hay lễ Tết. Lợn quay là một món đặc sản được chế biến và bán ngay tại chợ.
Dù 5 ngày mới họp có một phiên nhưng tại chợ Án Lại nói riêng và các chợ phiên vùng cao trong tỉnh nói chung không xô bồ, chen lấn. Người bán hàng không nói thách, thuận mua, vừa bán. NISAVA
Và dù mua được hay không, người bán, người mua đều rất vui vẻ, nhẹ nhàng. Du khách đến đây sẽ cảm nhận được sự mộc mạc, đơn sơ của đồng bào dân tộc từ những món hàng đem ra chợ như chiếc bánh, hoa quả hay rau củ… cho đến cách buôn bán, giao lưu hòa nhã.
Đến phiên chợ Án Lại những ngày này, ngoài những người tham gia mua bán, phục vụ nhu cầu mua sắm thì nhiều người đến với chợ như một thói quen, để gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè. Đây là nét văn hóa đẹp, đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Bởi với họ, đến chợ, ngoài việc trao đổi hàng hóa, đây còn là nơi trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm.
NISAVA TRAVEL! tổng hợp từ nhiều nguồn