Trải qua nhiều đời làm nghề thổi thủy tinh, nay làng Xối Trì – xã Nam Thanh (Nam Trực- Nam Định) chỉ còn 3 hộ dân duy trì nghề này. Họ chỉ làm loại cốc vại uống bia theo đơn đặt hàng của các quán bia hơi ở Hà Nội.

< Loại cốc tái chế thô kệch này hiện nay chỉ sử dụng ở các quán bia hơi Hà Nội, không nơi đâu kể cả vùng sản xuất được người dân dùng đến.

Không rõ vì lý do gì mà các quán bia hơi ở Hà Nội (một loại bia chỉ phổ biến ở Hà Nội và vài tỉnh lân cận) đến nay vẫn chỉ sử dụng loại cốc vại làm từ thủy tinh tái chế xuất hiện từ những năm 1960.

< Mảnh kính vỡ được gia đình anh Phạm Ngọc Hân, chủ một lò thổi thủy tinh ở làng Xối Trì chất thành đống lớn giữa sân nhà.

Bia hơi được người Pháp đưa vào sản xuất ở Việt Nam, sau thời gian chiến tranh, khoảng giữa những năm 1960, nhà máy bia Hà Nội được phục hồi với sự giúp đỡ của công nghệ nấu bia Tiệp Khắc (nay là Séc và Slovakia). Bia hơi ngày càng được người dân Thủ đô ưa chuộng. Cùng với đó là sự ra đời của loại cốc vại chuyên để uống bia hơi, làm từ thủy tinh tái chế khá thô sơ với những bọt khí lẫn trong thành cốc.

< Các mảnh thủy tinh được đập thành mảnh nhỏ, kích thước tương đối đều nhau, được sàng sảy loại bỏ tạp chất.
NISAVA
Vài năm trước đây, Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đã thay đổi mẫu mã cốc uống bia hơi Hà Nội đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho các loại đồ uống có cồn, sản xuất một lần không sử dụng tái chế.

< Mảnh kính vỡ được nung trong lò khoảng 6 giờ.

Thế nhưng các quán bán bia hơi Hà Nội hiện nay vẫn chỉ sử dụng loại cốc vại thủy tinh tái chế đã tồn tại từ nửa thế kỷ nay. Chị Vân Anh, chủ một quán bia hơi có tiếng nằm trên đường Trường Chinh cho biết khách chỉ thích uống loại bia này bằng cốc vại thô kệch sù sì chứ không muốn dùng bất kỳ loại cốc nào khác, nên chị vẫn phải đặt mua loại cốc vại này. Hiện nay chỉ còn 3 hộ dân ở làng nghề thổi thủy tinh Xối Trì là còn sản xuất loại cốc “đặc chủng” này và cũng chỉ làm theo đơn đặt hàng.

< Thủy tinh nóng chảy được lấy ra bằng một chiếc ống rỗng, hay được gọi là ống tán, dùng để thổi thành hình cốc. Thổi định hình cốc là khâu đòi hỏi thợ phải có kỹ thuật rất cao, không phải thợ nào cũng làm được.

Người khác thì không rõ nhưng tôi thì chúa ghét dùng loại cốc nhựa có quai làm giả pha lê. Cầm nhẹ tếch và khi chạm cốc nó tịt như người bị bịt mũi mà chào hỏi nhau. Bia có ngon đến mấy mà uống trong cái cốc nhựa kiểu này thì cũng coi như hỏng. Vậy nên người ta vẫn chỉ ưa dùng loại cốc vại thủy tinh bọt thô cổ truyền và dung tích thì cực kỳ uyển chuyển.
NISAVA
Người uống bia vẫn ngày ngày cụng ly bằng những chiếc cốc vại xù xì thô kệch muôn thuở này. Cái gì tồn tại mãi thì phải có cái hợp lý của nó chứ? Vậy là ta thử đi tìm cái hợp lý trong chiếc cốc vại xù xì của bia Hà Nội xem sao:

< Thủy tinh nóng chảy được đưa vào một khuôn thép để thổi định hình chiếc cốc. Những thợ chưa đủ trình độ thổi luôn túc trực bên cạnh thợ thổi để tiếp nhận ống làm các bước tiếp theo.

– Này nhé: cốc bia thì phải lớn. Dân uống bia mấy ai nhâm nhi? Đời thủa nhà ai lại đi uống bia trong cái chén hạt mít bao giờ. Vại là loại cốc lớn chỉ để uống bia. Hợp lý quá đi chứ!

< Anh Phạm Văn Linh, chủ một lò khác cho biết công việc này đòi hỏi phải có sức khỏe vì thợ luôn làm việc trong môi trường nhiệt độ cao lại độc hại.

– Uống bia phải có bạn có bè, có không khí. Phải nâng lên, hạ xuống liên tục mới vui. Chẳng lẽ lại chạm cốc cành cạch bằng cái cốc nhựa mỏng tanh nhẹ bỗng? Phải dùng cốc vại thủy tinh mới chạm thoải mái, phát ra tiếng kêu tanh tách mới vui!

< Chiếc cốc được duy trì ở nhiệt độ nhất định trong quá trình cắt mép.

– Bia hơi phải giữ lạnh. Cốc vại vừa dày, có bọt lại là thủy tinh nên dùng cốc vại để uống bia thì còn gì cho bằng?
NISAVA
Cốc vại làm từ thủy tinh tái chế. Nhỡ cốc có vỡ bỏ vào lò nấu lại có cốc mới. Tuyệt vời! Chẳng lo ô nhiễm môi trường như những vật liệu lâu hủy và không tái chế được. Ai dùng cốc vại là người có ý thức bảo vệ môi trường!

– Giá thành một chiếc cốc vại ngoài chợ chỉ ngót nghét ngàn bạc, không bằng một lần gửi xe. Rẻ quá ! có lỡ tay đánh vỡ dăm chiếc cốc thì cũng chẳng thiệt thòi gì. Vậy nên nhà hàng nào mà chẳng thích?

< Chiếc bếp ga đặc chủng duy trì nhiệt độ của cốc trong quá trình cắt mép. Sau khi cắt mép chiếc cốc được đưa ra ngoài môi trường thông thường và miệng cốc được định hình sao cho tròn trịa nhất bằng một chiếc chai có kích cỡ phù hợp.

Còn một điều vô cùng hợp l” và cũng bất hợp lý nữa mà tôi xin cứ xổ toẹt ra đây là cái cốc vại tuy to mà lại… nhỏ. Trông to như thế nhưng thủy tinh lại rất dày, chẳng theo một khuôn khổ nào cả. Bạn đã ăn nem chua, bánh gai bao giờ chưa? Trông cái nem, cái bánh thì to thế nhưng bóc hết vỏ độn thì phần ruột chỉ nhỉnh hơn cái kẹo bột hay cái lưỡi mèo. Vậy mà ai cũng thích chọn của to. Thế thì người ta cứ độn cho to. Cái cốc vại trông to thế nhưng lượng bia chứa trong lòng cốc chả phải quá nhiều. Không tin, bạn cứ đong thử thì biết!
NISAVA

< Tiếp theo, những chiếc cốc đang nóng được xếp thành hàng dưới một lớp tro để không bị nguội quá nhanh gây nứt vỡ.

Cách đây ngót chục năm, anh bạn Jeffrey người Mỹ của tôi là một nhà nghiên cứu cổ sinh vật học có tiếng và cũng là tay sành bia có hạng đến làm việc với nhau ở Hà Nội. Việc xong, cả nhóm kéo nhau đi uống bia bên gốc cây si gần nhà hát lớn.

Cả hội say khướt vì vị men bia đặc biệt Hà Nội mà theo anh bạn tôi thì nó chẳng kém bất kỳ một loại bia nào trên thế giới…

< Chỉ khách Hà Nội mới đặt hàng loại cốc này. Thời đầu chiếc cốc có dung tích nửa lít (cốc bên trái), nay đa phần khách đặt cốc bé hơn (phải).

Thế nhưng ở đây có một thứ mà chẳng nơi nào có được. Đó chính là chiếc cốc vại thủy tinh dầy, xanh xanh, trăng trắng, đùng đục sần sùi, cầm thì nặng tay, thành cốc đổ mồ hôi lạnh toát. Có thể nhìn rõ lớp bọt bia trắng xốp phồng trên miệng, những dòng tăm sủi bọt liên tục theo nhau nổi lên từ đáy cốc. Tha hồ nâng lên hạ xuống, chạm cạch cạch, canh cách liên tục thoải mái mà không sợ vỡ.

Anh bạn tôi may mắn xin được chị bán hàng người Hà Nội tươi trẻ một chiếc cốc vại Hà Nội đem về xếp cạnh mấy chục loại cốc bia của đủ các hãng bia khác nhau trên thế giới. Cho đến bây giờ, anh vẫn luôn tự hào về hiện vật độc đáo mang đậm màu sắc Hà Nội này trong bộ sưu tập độc nhất vô nhị của anh trên đất Hoa Kỳ.

NISAVA TRAVEL! tổng hợp từ Vietnamnet, Người Đưa Tin…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *