Đèn lồng không còn xa lạ với du khách đến thăm Hội An nhưng mỗi dịp xuân về, xứ sở đèn lồng phố cổ đều thay áo mới khoe sắc.

< Đèn lồng mô phỏng dãy nhà cổ tại Vườn tượng An Hội.

Hội đèn lồng năm nay bắt đầu từ ngày 2 đến 22.2, tức từ 24 Tết đến hết Rằm tháng Giêng, các tác phẩm được trưng bày tại Vườn tượng An Hội dọc sông Hoài.
Ngoài ra, còn có cuộc thi trang trí lồng đèn đường phố dành cho các cửa tiệm, cơ sở kinh doanh ở P.Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong, Cẩm Châu, Cửa Đại, An Bàng, Tân An… nhằm vừa làm mới mặt tiền cơ sở, vừa tô điểm không gian chung trong phố cổ.

< Đèn lồng mô phỏng nhà cổ ở vườn tượng An Hội thu hút rất đông du khách.

Truyền thống phục dựng cây nêu ngày Tết cũng được tái hiện ở các di tích, đình, miếu, nhà thờ tộc trên các trục đường chính.

< Đèn tạo hình con khỉ đại diện cho Tết Bính Thân.

Trên các cây cầu, cuộc thi trang trí Nhịp cầu ngày xuân cũng biến các cây cầu ở quảng trường, An Hội, Cẩm Nam, Cẩm Thanh, Phước Trạch, An Bàng, Ngọc Thành, Cẩm Kim thành những điểm nhấn ấn tượng trên sông.

< Đèn “Phúc đáo” giữa cầu An Hội.

< Lồng đèn khổng lồ ở đầu cầu An Hội.

Cũng tại Vườn tượng An Hội, từ  29 đến mùng 7 Tết (7-14.2), du khách không chỉ chiêm ngưỡng các tác phẩm đèn lồng đặc sắc, mà còn có thể tham gia tập làm và thả hoa đăng, thử tài dán lồng đèn, gấp lá dừa.

< Đèn rồng…

< … và đèn lân.

< … tạo thành chuỗi đèn Long, Lân, Quy, Phụng trên sông Hoài.

Bên cạnh Hội đèn lồng, chương trình Hội tết Bính Thân ở Hội An còn có nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra ở khắp nơi trên phố cổ như ngày hội bánh Tết vì người nghèo, đua ghe, âm nhạc đường phố, trò chơi dân gian…

< Cây nêu trước chùa Cầu.

< Cầu An Hội.

< Một góc sông Hoài.

< Trước các nhà hàng.

< Hoặc Hội quán đều lung linh ánh sáng.

< Chùa Cầu.

< UBND P.Minh An.

< Trên phố nhỏ.

< Du khách đổ về phố cổ.

Theo Nguyễn Tú (Thanh Niên)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *