(CBTV) – Sáp ong khoái là nguyên liệu độc đáo đã được bao thế hệ người Dao Tiền ở xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình dùng để in các họa tiết, hoa văn trên trang phục. Sáp ong có nhiều loại, nhưng để in hoa văn trên trang phục váy áo thì sáp ong khoái là loại tốt nhất. Bởi vậy, sáp ong khoái là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Dao. Công đoạn nấu sáp ong khoái cũng đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của những người dân bản địa.

Sau bữa cơm thân mật, thắm đượm đậm nghĩa tình làng xóm khi các vỉa tổ ong khoái được lấy về, bà con xóm Hoài Khao lại bắt tay vào việc nấu lấy sáp ong. Đây là một trong những công việc khá cầu kỳ, quyết định sự thành công hay thất bại của việc nấu lấy sáp ong. Vì vậy, cả xóm lại phải bốc thăm chia thành 6 tổ, thay phiên làm theo ca, mỗi ca 2 tiếng đồng hồ…

< Bà con xé nhỏ các vỉa tổ ong khoái cho vào chảo đun.
NISAVA
Trong đó, tổ trưởng là người nhiều kinh nghiệm chịu trách nhiệm chính. 3 cái chảo trâu to được rửa sạch, 2 cái đặt trên bếp chuyên dùng để đun nấu sáp ong, 1 cái dùng để hứng nước sáp ong.

Bên bếp lửa bập bùng, mọi người cùng nhau nhặt từng vỉa tổ ong khoái cho vào 2 chảo trên bếp và đổ nước vào để nấu. Nước sôi, sáp ong nguyên chất tan dần khỏi tổ, hòa vào nước đang sôi, nhìn loang loáng như vết dầu loang trên mặt nước.

< Nước sôi, sáp ong nguyên chất tan dần khỏi tổ.

Gặp nước nóng, sáp ong tan chảy ra, nhưng vẫn còn sáp ong xót lại trong những vỉa tổ ong. Vì vậy, bà con đã chuẩn bị sẵn những cái giỏ đan bằng tre nứa xúc những vỉa tổ ong đang đun trong chảo chuyển sang chiếc chảo để không ở ngoài, rồi dùng 2 thanh tre kẹp để ép nước sáp ong chảy ra xuống chảo.

Sáp ong thô được loại bỏ ra ngoài. Sau khi ép sáp ong xuống chảo rồi đổ nước lạnh vào chảo, sáp ong gặp nước lạnh, kết tinh dần tạo thành từng vỉa vàng óng nổi trên mặt nước. Người ta dùng rổ vớt sáp ong nguyên chất, bóp cho ra hết nước còn lại rồi cho vào bao tải.

< Sáp ong nguyên chất sau khi tách khỏi tổ ong…

Công việc được tiến hành liên tục, các tổ thay phiên nhau, mỗi người một việc, người đun lửa, người ép sáp. Lần lượt hết đội này lại đến đội khác thay ca. Tiếng cười, tiếng nói của các chị em vừa làm vừa hát vang vọng cả núi rừng, xua tan màn đêm tĩnh mịch.
NISAVA
Quy trình nấu sáp ong khoái không cầu kỳ nhưng đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, không hấp tấp, vội vàng… Với tinh thần làm việc nhiệt tình, vui vẻ, đêm càng trôi nhanh. Bao tải đựng sáp ong nguyên chất mỗi lúc một đầy thêm. Công đoạn cuối cùng là cô sáp ong thành khối nguyên chất. Lúc này, những vỉa sáp ong đã vớt lên một lần nữa được rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất mới được cho vào chảo cô lại, đảm bảo tinh khiết để dùng dần.

< … được đun trên chảo một lần nữa để cô lại thành khối để dùng dần.

Đây là bước quan trọng, nấu mà thúc củi cháy to, sáp ong bén lửa có thể bùng cháy to và cháy cả nhà. Vì vậy, khâu này đòi hỏi người phải có kinh nghiệm và thận trọng trong việc đun nấu. Khi những mẻ sáp ong đã được cô lại, phải để nguội mới lấy ra để cho các hộ gia đình trong xóm.

Sáp ong khoái là nguyên liệu độc đáo đã được bao thế hệ người Dao ở Hoài Khao dùng để in các họa tiết, hoa văn trên trang phục. Sáp ong có nhiều loại, nhưng để in hoa văn trên trang phục váy áo thì sáp ong khoái là loại tốt nhất. Bởi vậy, sáp ong khoái là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Dao. Bà Đặng Thị Mai – một người dân trong xóm, từ khi lên 10 tuổi đã được mẹ truyền dạy cho nghề in hoa văn bằng sáp ong.

< Sáp ong khoái là nguyên liệu độc đáo đã được bao thế hệ người Dao ở Hoài Khao dùng để in các họa tiết, hoa văn trên trang phục.
NISAVA
Cùng với kinh nghiệm lâu năm và sử dụng nguyên liệu sáp ong khoái, bà Mai đã thêu thùa, in hoa văn tạo nên những bộ trang phục đẹp lộng lẫy để các thiếu nữ người Dao Tiền trình diện trong các dịp lễ hội, ngày cưới xin… Bà cũng làm ra những bộ trang phục cho thầy mo, thầy tào mặc làm lễ cấp sắc…

Sáp ong khoái luôn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của người Dao, là nguyên liệu tạo nên những bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Vì vậy, bà con nhân dân xóm Hoài Khao luôn luôn tôn thờ ong khoái, hàng năm luôn bảo vệ và thờ cúng cho ong khoái mùa xuân ấm áp lại trở về, mang theo sự may mắn, phù hộ cho cả xóm luôn được bình an, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo Lầu Hải (CaobangTV)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *