(TĐN) – Làng Vân là một ngôi làng nhỏ nằm tách biệt với cuộc sống đời thường, từng là nơi sinh sống của những bệnh nhân phong thập niên 80.

Một ngôi làng với bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu biến động nhưng giờ đây vẫn hiền hòa bên những con sóng biển, cuộc sống vẫn lặng lẽ và bình yên. Ngôi làng phong ngày ấy giờ được biết đến như một địa chỉ khá hấp dẫn và tương lai ở đây có thể có một án xây dựng khu du lịch qui mô lớn với những dịch vụ đẳng cấp… nhưng hiện nay vẫn chưa có gì và người dân nay đã lục tục trở lại làng xưa…

Nhóm chúng tớ đã có một chuyến trải nghiệm đầu năm hơi vất vả nhưng thật sự rất rất tuyệt vời. Tớ xin chia sẻ một ít kinh nghiệm của nhóm sau chuyến đi về cách đi xuống làng Vân, những vật dụng cần thiết và những lưu ý nhỏ.
NISAVA
Trekking Làng Vân thích hợp nhất từ tháng 3 đến tháng 9, những tháng cuối xuân đến cuối hè là lúc thời tiết thuận lợi bởi không có nhiều những cơn mưa kéo dài, khô ráo giúp ta dễ di chuyển hơn.

Xuống Làng Vân hiện có 3 cách, cách nào cũng có ưu nhược điểm của nó.

Cách 1: cách truyền thống trekking từ lối chui hầm

Cách 2: đi thuyền sang – Đi hết đường Nguyễn Tất Thành đến đoạn rẽ quốc lộ 1A thì đi thẳng theo con đường nhỏ vào làng chài Nam Ô, ở đây bạn có thể hỏi một vài cô chú lái thuyền xem có chuyến nào đi Làng Vân không nhé.

Cách này nhóm bạn sẽ rất mơ hồ về giờ đi tàu, vì không rõ khi nào có chuyến. Nên tiền trạm trước một hai ngày để hỏi và xác định giờ đi với chủ thuyền cho chắc. Tuy nhiên cách này sẽ rất khỏe, không mất sức nếu đoàn đông và có nhiều bạn nữ yêu sức.

Cách 3: đi từ trên xuống –  Chạy xe từ chân đèo đến khoảng 2-3 km, sẽ có một quán nước bạn tấp vào đó gởi xe và hỏi lối đi xuống Làng vân. Giá gởi xe dao động từ 20-30k/xe khi qua đêm và 10k/xe đi trong ngày. Cách này nhanh hơn nhưng vẫn mất sức bởi xuống hay lên lại đều rất dốc. Nếu đoàn đông bạn nên chọn cách này và chia đều đồ đạt cho mọi thành viên và nên để trống hai tay để bám tốt và tiết kiệm thời gian.
NISAVA
Cuối cùng nhóm tớ vẫn chọn cách đi mất thời gian và nguy hiểm nhất nhưng cũng là cách thú vị và có nhiều trải nghiệm nhất. Vì nhóm có chỉ có 6 người và đều cả nam lẫn nữ nên chọn đi chui hầm không mấy khó khăn.

Bạn gởi xe ngay chân đèo tại các quán nước giải khát với giá 20 000/xe cho qua đêm và 10 000/xe đi trong ngày. Đi bộ khoảng 2km sẽ đến trạm gác tàu, nên ngồi lại nghỉ và soạn đèn pin để chia đều, nhóm phải có cả đèn siêu sáng cho bạn dẫn và chốt đoàn và đèn cá nhân cho từng thành viên. Chui hầm điều quan trọng nhất là đèn pin và đồ đạt phải gọn nhẹ.
NISAVA
Trò chuyện một hồi với các chú gác tàu, thấy chúng tớ dễ thương quá và cũng vì lo cho tụi tớ nên quyết định dẫn nhóm chui hầm luôn. Theo lời các chú không chọn cách này nếu đi đoàn đông vì rất khó kiểm soát hết. Phải hỏi giờ tàu chạy và đợi chuyến tàu gần nhất chạy qua rồi mới chui hầm. Mỗi tàu cách nhau 30 phút, tuy nhiên vẫn có trường hợp tàu chạy sớm nên có khi mới 15’ đã có tàu tiếp theo qua.

Đầu và cuối hầm là nguy hiểm nhất vì không có ô tránh tàu. Ô tránh nằm rải rác hai bên hầm, cách nhau 4-5m, và tập trung nhiều ở giữa hầm.

Mỗi ô có sức chứa khoảng 2-3 người, vẫn có những ô nhỏ và hẹp nên nhớ tháo balo xuống nhé. Nếu lỡ tàu đến không kịp tránh vào ô vẫn phải giữ bình tĩnh tháo balo xuống đặt cạnh dưới chân và nép sát vào tường, nhắm mắt lại để bớt căng thẳng. Cách nhận biết tàu chính là ánh sáng vàng từ đèn tàu và luồn gió đến bất chợt, bạn sẽ cảm nhận được ngay.

Ra khỏi hầm đến trạm gác tàu thứ 2, ngồi nghỉ lấy sức và tiếp tục hành trình. Có hai cách để xuống, một là từ trạm gác leo xuống dốc và qua 2 vách đá cao. Cách hai cứ đi trên đường ray 3-4 km sẽ có lối xuống. Bọn tớ muốn ngắm tàu chạy và cảnh từ trên cao nên chọn bắt đầu với cách hai và về bằng cách còn lại. Vì thế chúng tớ đã có những tấm ảnh thật tuyệt vời. Nghêu ngao vừa đi vừa hát vừa vẫy tay chào những hành khách trên chuyến tàu vội. Trước lối rẽ trên tường sẽ có dòng chữ Làng Vân được xịn sơn trắng làm dấu.
NISAVA
Lối đi vào rừng hẹp dần cây xanh nhiều hơn, đoạn giữa có một cây cô đơn khổng lồ. Cả nhóm dừng nghỉ chân và không quên lưu lại những bức ảnh kỷ niệm.

Thấy biển là thấy làng Vân rồi đấy, bạn có thể cắm ở bãi dừa ngay đó hoặc bãi giữa nơi có nhiều nhà dân hơn. Chúng tớ chọn cắm ở Bãi Xoan, bãi xa và khó đi nhất. Để cắm ở bãi này bạn phải đến đồn biên phòng và gởi lại tất cả CMND của từng thành viên. Sau, lại tiếp tục hành trình băng rừng, các bạn cứ đi theo lối món sẽ đến.

Đến nơi thì trời vừa tối, bạn đừng lo vì ở đây đầy củi khô có thể giữ lữa đến tận sáng. Là bãi hoang sơ nhất nhưng rác đã xuất hiện, một phần là do sóng biển cuốn từ khơi vào.

Nếu bạn muốn phơi sao thì đừng đi vào ngày có trăng nhé, hoặc bạn muốn ngắm cô trăng to bừng trước mặt.

Hôm sau về cứ theo đường cũ, đừng leo qua vách đá đến mũi Isabella làm gì, chúng tớ đã thử nhưng bỏ cuộc giữa đường bởi độ khó của nó. Và nghe đâu chưa ai từng đi bằng lối đó cả.

+ Vật dụng cần thiết:
NISAVA
– Thức ăn cho cả đoàn (hãy quy ra số lượng bữa và cộng thêm 1 bữa dự trữ).
– Rựa (đoàn 6 người một cây).

– NƯỚC UỐNG (nếu đi 2 ngày 1 đêm phải tối thiểu 3 lít/người vì tình trạng nước ngọt khan hiếm).
– Dụng cụ y tế.
– Lều và túi ngủ.
– Dao xếp, dao cá nhân.
– Đèn pin (mỗi người một đèn và đoàn nên có 2 đèn pin siêu sáng).

+ Lưu ý:

– Mỗi người nên phòng 1 đôi dép vì phải trải qua nhiều địa hình: đồi núi, cát, bùn lầy,… tránh để đôi giày thể thao bị ướt rất khó di chuyển.
– Trước khi cắm ở bãi xoan phải trình báo đầy đủ với đồn biên phòng, nên chủ động dù không được gọi nhắc.
– Bãi Xoan là bãi đẹp nhất có thể ngắm bình minh nhưng không thể tắm vì là vùng nước xoáy.

Hy vọng các bạn cũng sẽ có một chuyến trải nghiệm thú vị như chúng tớ.

Theo Hoàng Yến (TaiDanang.com)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *