Cả một quãng đường dài trên xe, ngoài những kinh nghiệm đi du lịch tốn ít tiền được phổ biến là chuyện lúa, ngô, khoai, sắn, lợn gà cám bã rất xôm. Từ chuyện thời sự trong nước như vấn đề quy hoạch thủ đô, chuyển trung tâm hành chính về dưới chân núi Ba Vì đến chuyện phạt người đi bộ nếu vi phạm luật giao thông đều được đưa ra bàn sôi nổi…
Cơm nắm muối vừng đi… du lịch
Suốt từ chiều hôm trước, mấy mẹ con nhà bà Tám ở Nghĩa Trung (Việt Yên, Bắc Giang) đã náo nức chuẩn bị cho chuyến du lịch đầu hè, vào đúng dịp nghỉ lễ 30/4. Bây giờ chính là lúc nông nhàn, lúa đã làm cỏ, tát nước xong, ngô chưa đến kỳ thu hoạch.
Sau khi biểu quyết, điểm được chọn là đảo Tuần Châu vì… thấy trên ti vi rất đẹp. Đi Tuần Châu thì phải đi ô tô, những gần hai trăm cây số mà lại. Năm ngoái cả nhà bà Tám đi ba chiếc xe máy du lịch ở Côn Sơn, sáng sớm đi, chiều về, chi phí mỗi người chưa hết trăm ngàn, kể cả tiền chụp ảnh. Năm nay, vì đường xa nên mấy gia đình quyết đi ô tô cho tiện mà lại an toàn hơn.
Anh Long, con bác Vận có hiểu biết về xe cộ hơn cả đã thuê được một chiếc xe du lịch 29 chỗ, có máy lạnh và ti vi hẳn hoi, giá cả tour một triệu tám. Hơi đắt nhưng chiếc xe này có thể đưa cả 4 gia đình với hơn hai chục người lớn và trẻ con thì… vẫn rẻ chán.
Anh Long đã thông mọi người bằng cách tính, với giá xăng hơn hai chục nghìn một lít thế này, nếu đổ xăng vào 10 xe máy đi mấy trăm cây số cả đi cả về thì cũng gần bằng số tiền đó. Vậy là… ok!
Bốn gia đình họp lại, trước mắt mỗi người lớn đóng hai trăm nghìn để trả tiền xe và chi phí đi đường như mua vé cầu, vé vào khu du lịch và mua mấy két bia, mấy lít rượu quê đặc biệt. Đồ ăn, tất nhiên là phải từ nhà đi rồi. Nhà bà Tám có trách nhiệm khoản cơm nắm, muối vừng, nước đun sôi để nguội. Nhà bà Vận lo thịt mấy con gà.
var AdBrite_Title_Color = ‘000000’; var AdBrite_Text_Color = ‘000000’; var AdBrite_Background_Color = ‘C3D9FF’; var AdBrite_Border_Color = ‘003366’; var AdBrite_URL_Color = ‘333333’;
Gia đình ông Nam, có nghề làm giò chả thì phụ trách giò chả và ruốc thịt. Còn gia đình bà Siêu thì lo hoa quả nhà quê để trẻ con, người lớn có thứ nhấm nháp trên xe và tráng miệng sau khi ăn. Ai mua hết bao nhiêu tiền ghi chép lại, cộng dồn chia đều cho mỗi nhà theo định suất, công bằng đến từng mấy trăm nhỏ…
Để tiết kiệm thời gian, đi chơi được lâu hơn, giờ xuất hành được ấn định và lúc 3 giờ sáng. Có ý kiến của mấy thanh niên, kêu rằng đi như vậy sớm quá tức thì liền bị phản đối: “Sớm gì mà sớm, có chăng chỉ hơn ngày đi làm 1 tiếng chứ mấy. Đi sớm, đường vắng chỉ sáu rưỡi, bảy giờ là đến nơi tha hồ mà chơi” – Bà Tám nói.
“Đi sớm một chút, về muộn một chút cũng không sao còn hơn là phải ở lại, lại thuê phòng trọ, tốn kém lắm! Năm ngoái nhà bà Hiên đi cả nhà 6 người cũng chỉ thuê một phòng, một đêm mà mất những ba trăm rưỡi”- Chị Yến phụ họa.
“Tăng đồ nhà, giảm đồ chợ”
Như lịch trình đã định, chưa đến 3 giờ mà nhà nào nhà nấy đã tề tựu đông đủ ở sân nhà bà Vận. Đồ ăn, thức uống được xếp cẩn thận lên xe. Những đứa trẻ vẫn còn ngái ngủ nên chẳng trêu đùa ồn ã.
Mấy người hay bị say xe đã uống thuốc chống say và được ưu tiên ngồi ghế đầu. Bà Tám bỏ quên túi trầu cau ở nhà liền bắt con trai chạy về lấy. Anh Dần phóng ra cổng nhưng vẫn không quên lầu bầu mấy câu kêu cái tật hay quên của mẹ.
Lúc xe ô tô rời làng, bà Tám lại nhắc nhở mọi người chú ý tiền nong khi chen lấn chỗ đông người, đặc biệt là chuyện mua sắm. “Tốt nhất là hạn chế mua sắm, nếu có phải mặc cả rõ ràng trước đấy nhé!”. Phương châm ấy, tất nhiên đã được quán triệt và nhận được sự hưởng ứng của hầu hết tất cả mọi người.
Kinh nghiệm từ những lần đi du lịch trước, nhất là câu chuyện một chai bia Hà Nội giá những hai mươi nghìn đã được gia đình bà Tám “khắc cốt ghi tâm”. “Mình mua ở nhà hồi ấy có sáu nghìn! Thật không thể chịu nổi”- bà Tám lại nhắc chuyện cũ từ năm kia. Chị Yến, con gái bà Vận bổ sung chuyện chồng chị gọi con mực khô nhắm rượu, mà lúc tính tiền họ đòi những sáu chục nghìn. Khủng khiếp! Vậy là mấy ông đàn ông thích lai rai thì đưa tiền cho chị em đi ra chợ, mua mực khô từ nhà quê miền núi mang xuống biển nướng. Một cân mực ở chợ nhà có trăm tám đến hai trăm hai mươi nghìn, nhai có mà mỏi răng không hết.
Cả một quãng đường dài trên xe, ngoài những kinh nghiệm đi du lịch được phổ biến, cảnh báo là chuyện lúa ngô khoai sắn, lợn gà cám bã rất xôm. Rồi còn chuyện con nhà ông Tỉnh lấy vợ nhà giàu mong được đi Mỹ nhưng bị rớt đài, chuyện trồng rau lợi hơn trồng dưa chuột… Từ chuyện thời sự trong nước như vấn đề quy hoạch thủ đô, chuyển trung tâm hành chính về dưới chân núi Ba Vì đến chuyện phạt người đi bộ nếu vi phạm luật giao thông đều được đưa ra bàn sôi nổi. Các sự kiện thời sự quốc tế như động đất ở Nhật Bản được đề cập rất sinh động…Hết chuyện thời sự, lại quay về rau dưa, rồi lại trở về chủ đề du lịch.
Anh Long kể câu chuyện mà chẳng biết thật hay đùa. Chuyện rằng có ông nông dân đưa vợ đi du lịch, khi vợ đang tắm giặt trên phòng bèn xuống hóng gió ở tầng một, thấy cô lễ tân xinh xắn bèn buông lời tán tỉnh rồi rủ… đi chơi. Cô lễ tân nhận lời kèm theo cái giá năm trăm nghìn đồng cho một chuyến đi chơi ngoài biển, ông nông dân chê đắt chỉ trả giá ba trăm nghìn. Vậy là không thành.
Buổi tối, khi đôi vợ chồng ông nông dân đang đi dạo bên bờ biển thì lại gặp cô gái lễ tân của khách sạn. Cô gái lễ tân tiến thẳng đến chỗ vợ chồng ông nông dân, bảo: “Hàng thế này ba trăm còn đắt! Tiền nào của đấy nhé!”.
Chẳng biết thực hư câu chuyện như thế nào nhưng cả xe nghiêng ngả vì… cười. Bất ngờ, anh Tuấn con bà Vận tuyên bố, sẽ chiêu đãi mỗi người một con ghẹ vào bữa trưa, hết bao nhiêu, anh sẽ…tài trợ! Anh Dần cũng lên tiếng, sẽ chụp ảnh miễn phí cho cả chuyến đi vì anh đã sắm được hàng trăm ngàn tấm ảnh. Một tràng pháo tay ròn rã làm mấy đứa trẻ thức giấc. Biển xanh thẫm phía trước.
NISAVA TRAVEL! – Theo báo Tienphong