Hồ Định Bình ở vùng thượng nguồn sông Côn, giữa đại ngàn hùng vĩ thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

< Mặt hồ Định Bình phẳng lặng, du khách đi ca nô, lướt nhẹ giữa lòng hồ, tận hưởng không khí trong lành.

Hồ cách thành phố Quy Nhơn khoảng 70 km về hướng Tây, nằm trong tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử, danh thắng vùng đất võ Tây Sơn, quê hương người anh hùng áo vải kiệt xuất Nguyễn Huệ (1753 – 1792) cùng những di sản vô giá của Vương quốc Chămpa tồn tại khoảng 500 năm trên mảnh đất này.
Để đến với hồ Định Bình, du khách khởi hành từ thành phố Quy Nhơn theo hướng Tây, ngược dòng sông Côn về phía thượng nguồn. Đường đi uốn lượn giữa những cánh đồng xanh lúa, xanh cây trái. Thấp thoáng nơi xa xa, những ngôi tháp Chăm cổ kính, huyền bí sừng sững trên đồi cao. Suốt đường đi, du khách đắm chìm vào những câu chuyện của người hướng dẫn viên về sông Côn, dòng sông lớn nhất tỉnh, gắn với bao đổi dời của vùng “địa linh, nhân kiệt”.
. var AdBrite_Title_Color = ‘000000’; var AdBrite_Text_Color = ‘000000’; var AdBrite_Background_Color = ‘FFFFFF’; var AdBrite_Border_Color = ‘C3D9FF’; var AdBrite_URL_Color = ‘191919’; try{var AdBrite_Iframe=window.top!=window.self?2:1;var AdBrite_Referrer=document.referrer==”?document.location:document.referrer;AdBrite_Referrer=encodeURIComponent(AdBrite_Referrer);}catch(e){var AdBrite_Iframe=”;var AdBrite_Referrer=”;} document.write(String.fromCharCode(60,83,67,82,73,80,84));document.write(‘ src=”http://ads.adbrite.com/mb/text_group.php?sid=826922&zs=3330305f323530&ifr=’+AdBrite_Iframe+’&ref=’+AdBrite_Referrer+'” type=”text/javascript”>’);document.write(String.fromCharCode(60,47,83,67,82,73,80,84,62));

Your Ad Here

< Toàn cảnh Hồ Định Bình.

Sông Côn bắt nguồn tận vùng giáp giới ba tỉnh: Quảng Ngãi, Kontum, Bình Định, nơi các con suối hợp lại, quanh co giữa các dãy Trường Sơn, vượt nhiều ghềnh, thác, tiếp nhận nước từ các dòng suối, rồi cứ thế chảy quanh co, tỏa đi các hướng, tạo cảnh sắc nên thơ, thi vị … Tương truyền rằng, dòng sông được đặt theo tên của loài cá có tên là Côn ở biển Bắc, dụng ý cầu mong cho con cháu nhanh chóng trưởng thành.

< Du khách đi ca nô, thoả thích ngắm phong cảnh tuyệt đẹp và thơ mộng trên hồ Định Bình.

Đến xã Vĩnh Hảo, du khách bất ngờ được chiêm ngưỡng đập bê tông khổng lồ nằm trong công trình thủy lợi hồ Định Bình sừng sững chặn ngang dòng sông Côn. Bao đời nay, vùng thượng nguồn sông Côn thường xuyên bị lũ lụt, hạn hán.

Đập ngăn lũ, điều tiết nước đi vào hoạt động đã biến ước mơ chế ngự thiên tai của người dân trong vùng trở thành hiện thực.

< Du khách đi dọc sông Côn, khám phá cuộc sống của người Bana.

< Đập hồ Định Bình.

Hồ Định Bình thu hút khách du lịch còn ở cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Từ Dốc Trời, nhìn bao quát toàn cảnh hồ mênh mang sóng nước, đồi núi điệp trùng, xanh ngắt. Trên mặt hồ phẳng lặng như gương, du khách lên ca nô, lướt nhẹ giữa lòng hồ, tận hưởng không khí mát dịu, trong lành, tâm hồn thư thái.

< Du khách uống rượu cần, thưởng thức những điệu múa truyền thống của người Bana.

Cư dân sống quanh hồ Định Bình chủ yếu là người Bana, một trong những tộc người có mặt tại đây từ xa xưa, tạo lập một nền văn hóa độc đáo, lâu đời. Đi sâu vào khám phá cuộc sống của người Bana, du khách tới thăm nhà sàn, thưởng thức hũ rượu cần Bana nồng đượm, các món ngon đặc sản núi rừng.

< Thiếu nữ Bana trong trang phục truyền thống.

Du khách còn cơ hội chiêm ngưỡng những bộ trang phục truyền thống được dệt ra từ đôi tay khéo léo của phụ nữ Bana. Trong men nồng rượu cần, du khách đắm chìm vào lời ca và điệu múa Bana…

NISAVA TRAVEL! – Theo BAVN, Wikipedia,

Định Bình là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Bình Định và là hồ có đập ngăn sông đầu tiên của Việt Nam áp dụng công nghệ thi công bê tông đầm lăn RCC.
Công trình được khởi công tháng 5/2003 và khánh thành và bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng vào tháng 6/2009 với dung lượng nước chứa có thể lên đến 226 triệu mét khối. Theo thiết kế, công trình này ngoài việc cung cấp nước tưới cho 15.915 ha đất nông nghiệp (sẽ phát triển thành ~ 34.000ha sau này), còn có chức năng điều hoà nguồn nước, cấp nước phục vụ sinh hoạt và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, hạn chế lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn, giảm xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường sinh thái hạ lưu sông Kôn và là nguồn điện năng cho nhà máy thuỷ điện với công suất 6MW.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *