(ĐNO) – Đình Mỹ Khê tọa lạc tại phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà. Nằm về phìa hữu ngạn sông Hàn, sát biển, làng Mỹ Khê là một trong những làng được hình thành khá sớm, theo tài liệu văn bia, sắc phong, gia phả…
Có thể xác định làng Mỹ Khê ra đời vào những năm nửa cuối thế kỷ XVI.

Các họ tộc có công khai phá  đất đai lập làng Mỹ Khê gồm có tộc Đàm đến đầu tiên, ngày nay là tiền hiền của làng, về sau có thêm các tộc Nguyễn, Hồ, Huỳnh, Đinh, Trần, Lê, Dương và tộc Võ…là hậu hiền của làng.

Đình Mỹ Khê ban đầu xây dựng gần bờ biển bằng tranh, tre, nhưng chỉ được thời gian ngắn đình đã bị hư hại.

Sau nhiều lần xây dựng đình Mỹ Khê dược dịch chuyển về xây dựng tại trung tâm của làng (địa điểm hiện nay) bằng vật liệu chắc chắn hơn như xi măng, gạch, ngói, và kiến trúc gồm có hậu tẩm, tiền đường.

Đến năm 1948, 1954 và gần đây là năm 1995 đình làng Mỹ Khê có trùng tu, sửa chữa lại, nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu.

Đình Mỹ Khê hiện toạ lạc tại trung tâm làng trong một khụôn viên rộng, thoáng đãng. Đình Mỹ Khê mặc dầu được sữa chữa nhiều lần nhưng vãn còn mang nét kiến trúc cổ, thể hiện theo lối kiến trúc nhà rường ba gian, hai chái,có tiền đường, hậu tẩm, mái đình được lợp ngói âm dương, trên đỉnh nóc trang trí hình ”lưỡng long triều nguyệt”.

Cổng đình xây dựng theo kiểu tam quan, gồm một cổng chính và hai cổng phụ, trên hai trụ cổng có hai câu đối nói về làng Mỹ Khê.

Sân đình có chiều dài 24,7m, chiều rộng 12m. Phần hiên của tiền đường hai bên có hai lầu chiêng gác trống, trên các trụ hiên có đề hai câu đối.

Từ tiền đường đến hậu tẩm dài 27,9m và rộng 8,2m, tường xây bằng gạch, cửa ra vào được làm bằng gỗ. Phần chính điện các cột gỗ được thay bằng các trụ bê tông hình tròn , được đắp nổi hình rồng uốn lượn trông bề thế.

Chính giữa chính điện là bàn thờ thần Thần Hoàng, hai bên có hai bàn thờ thờ Quang tiền và Dũ hậu. Phần hậu tẩm có đặt khám thờ các bậc tiền hiền và hậu hiền của làng.

Một sự kiện quan trọng đã diễn ra tại đình làng Mỹ Khê trong những ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945, đó là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân địa phương vào ngày 22 tháng 8. Có thể nói, việc lật đổ chính quyền hào lý, thiết lập chính quyền nhân dân là một việc vô cùng mới mẻ, chưa có tiền lệ và những người lãnh đạo chủu chốt của Mỹ Khê lúc bấy giờ

Hiện nay đình làng Mỹ Khê còn lưu giữ lại được các di vật sau:

1. Sắc phong : Có 16 sắc phong có niên đại từ thời vua Minh Mạng đến vua Duy Tân, những sắc phong được bảo quản tốt, còn nguyên vẹn

– 03 sắc có niên đại Minh Mạng năm thứ 7 (1826).
– 03 sắc có niên đại Thiệu Trị năm thứ 3 (1842).
– 03 sắc  có niên đại Tự Đức năm thứ 3 (1850).

– 01 sắc  có niên đại Tự Đức năm thứ 5 (1852).
– 02 sắc  có niên đại Tự Đức năm thứ  30 (1877).
– 02 sắc  có niên đại  Đồng Khánh năm thứ 2 (1886).
– 02 sắc phong có niên đại Duy Tân năm thứ 3 (1909).

2. Văn bia : Có ba văn bia, trong đó có một văn bia ghi lại việc xây dựng đình làng.

Ngày 24 tháng giêng âm lịch hàng năm đình làng tổ chức lễ Xuân Thu, thành kính tưởng niệm công đức của các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sĩ đã có công lập làng.
UBND thành phố đã công nhận đình làng Mỹ Khê là di tích lịch sử văn hoá  ngày 11/3/2005

Theo web Danang.gov
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *