(NĐT) – Đã có nhiều vụ tấn công lợi dụng các lỗ hổng mạng WI-FI khiến người dùng điêu đứng vì lộ thông tin cá nhân. Vì vậy, khi truy cập WI-FI công cộng, người dùng cần hết sức lưu ý các thao tác bảo mật.
1. Đọc điều khoản mạng WI-FI
Thông thường, khi truy cập những mạng WI-FI mở công cộng, người dùng sẽ nhận được thông báo về các điều khoản khi sử dụng. Nếu thấy quyền truy cập này công khai số điện thoại hay địa chỉ email của bạn thì nên hết sức cân nhắc trước khi đồng ý.
2. Lựa chọn mạng WI-FI tin cậy
Khi bạn ở quán cà phê, các địa điểm vui chơi giải trí sẽ có rất nhiều mạng WI-FI cùng xuất hiện và “gọi mời”.
NISAVA
Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn mạng WI-FI tin cậy nhất bằng cách hỏi nhân viên phục vụ. Còn nếu không, tốt nhất hãy sử dụng mạng 3G/4G của mình. Thực tế, có những mạng WI-FI được đặt với những tên Free WI-FI hoặc tương tự để lừa bạn truy cập vào và tìm cách lấy thông tin cá nhân.
3. Sử dụng kết nối an toàn
Các website yêu cầu thông tin cá nhân khách hàng như ngân hàng, mua sắm, dịch vụ, email,… đều được má hóa thông qua giao thức HTTPS.
Theo đó, những gì bạn truyền tải sẽ từ thiết bị thông qua mạng WI-FI rồi mới đến dịch vụ. Tất cả sẽ được mã hóa nên nguy cơ lộ thông tin sẽ là thấp nhất.
NISAVA
Khi truy cập vào những website nhạy cảm, hãy đảm bảo chúng luôn có kết nối HTTPS với màu xanh trên trình duyệt web (hình ổ khóa và chữ HTTPS).
Nếu những web như ngân hàng, facebook, google thông qua mạng WI-FI công cộng mà không có biểu tượng ổ khóa màu xanh thì tốt nhất bạn không nên truy cập vào.
4. Thiết lập tường lửa
Với máy tính của bạn, trước khi truy cập vào những mạng WI-FI mở, hãy thiết lập tường lửa để đảm bảo người khác không thể tiếp cận vào máy tính của bạn được.
5. Cài đặt mạng riêng ảo
Mạng riêng ảo (VPN) là thủ thuật giúp bạn tạo ra được hầm an toàn thông tin giữa thiết bị và mạng WIFI công cộng.
NISAVA
Bạn chỉ cần tải ứng dụng và kích hoạt lên theo hướng dẫn. Một số mạng VPN phổ biến như OPEN VPN (dành cho máy Windows), Hotspot Shield (Android) và Opera VPN (dành cho thiết bị chạy iOS).
Nếu bạn chưa thiết lập mạng VPN, có thể sử dụng một vài tùy chọn khác như ứng dụng SecurityKISS cho phép bạn sử dụng miến phí với giới hạn dữ liệu lên tới 300MB/ngày.
6. Vô hiệu hóa tính năng chia sẻ file
Khi truy cập vào các mạng WI-FI mở công cộng, bạn nên vô hiệu hóa tính năng Sharing để đảm bảo an toàn cho thiết bị của mình.
Với máy Windows: chỉ cần click chuột vào biểu tượng mạng ở góc phải bên dưới, chọn Network and Sharing Center >Change advanced sharing setting> Turn off network discovery và Turn off file and spinter sharing.
NISAVA
Với máy Mac: Vào System Preferences> Sharing và bỏ mục File Sharing.
7. Cập nhật phần mềm
Hãy lưu ý cập nhật phần mềm thường xuyên để hạn chế tối đa những lỗ hổng có thể tạo cơ hội cho hacker xâm nhập vào thiết bị của bạn. Đôi khi, những hình thức tấn công qua mạng WI-FI khá đơn giản nhưng nếu bạn không cập nhật hệ điều hành, phần mềm kịp thời thì thiết bị cũng sẽ “dính đòn” ngay.
8. Không để thiết bị duy trì kết nối
Khi không có nhu cầu sử dụng nữa hoặc đã rời khỏi khu vực có mạng WI-FI công cộng vừa kết nối, bạn hãy ngắt kết nối để tránh người khác có thể truy cập vào máy của mình.
Bạn chỉ cần vào phần thiết lập mạng WI-FI để cài đặt lại “quên mạng này” để máy không tự động kết nối lại khi bạn vô tình đi vào phạm vi phủ sóng lần sau.
NISAVA
9. Sử dụng nhiều mật khẩu cho các tài khoản khác nhau
Nếu vô tình bị lộ một mật khẩu của các tài khoản mạng xã hội, ngân hàng, web của mình, bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ tất cả cùng bị lộ. Bởi lẽ, hacker có thể theo dõi mạng WI-FI mà chúng ta đã truy cập và biết được mật khẩu mà bạn đã sử dụng. Nếu mật khẩu này trùng với những tài khoản khác, thì thiệt hại là vô cùng. Nên sử dụng các loại mật khẩu mạnh nhất bao gồm chữ, chữ số, biểu tượng đặc biệt, chữ hoa, chữ thường….
Theo Đ.Huệ (Người Đưa Tin).
NISAVA TRAVEL!