Nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, Hoài Nhơn là huyện duyên hải, phía bắc giáp huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), phía nam giáp huyện Phù Mỹ, tây giáp 2 huyện An Lão, Hoài Ân, đông giáp biển Đông.
< Núi tiếp non, ruộng tiếp đồng… là hình ảnh quen thuộc khi bạn đến với vùng quê Hoài Nhơn.
Lại Giang là con sông lớn của tỉnh Bình Định chảy ra biển hình thành cửa biển An Dũ, vùng phía bắc có dãy núi Sa Lung, nơi xảy ra nhiều trận đánh thời Tây Sơn với quân nhà Nguyễn và sau này là vùng căn cứ kháng chiến chống Mỹ của quân dân Hoài Nhơn.
< Những chú bò thong dong gặm cỏ.
Hoài Nhơn có diện tích tự nhiên không rộng (41.641 ha), nhưng có cấu tạo địa lý khá đa dạng, có cả đồng bằng, trung du, ven biển và thị trấn Bồng Sơn sầm uất.
< Cuộc sống thanh bình, hiền hòa. Nơi này có địa hình đồi núi chia cắt đa dạng, nên hầu như bạn luôn nhìn thấy cảnh núi non xa xa từ mọi phía.
NISAVA
Cũng như vùng đất Bình Định và nam Trung Bộ, xưa kia Hoài Nhơn thuộc đất Việt Thường Thị, sau đó là Lâm Ấp thuộc Tượng Quận, rồi Tường Lâm thuộc Nhật Nam, Chiêm Thành. Đời nhà Lê, niên hiệu Hồng Đức, đã đặt tên phủ là Hoài Nhơn, gồm 3 huyện (Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn).
< Con đường làng uốn cong đầy duyên dáng, khắc họa bức tranh phong cảnh thôn quê thật đẹp!
Hoài Nhơn là huyện có nhiều lợi thế về giao thông, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua.
Từ thị trấn Bồng Sơn có hệ thống các tỉnh lộ lên huyện An Lão, Hoài Ân đã được trải thảm bê tông rất thuận lợi. Ngoài hệ thống sắt, đường bộ, Hoài Nhơn còn có bờ biển dài 24km, hai cửa biển chính là Kim Bồng (Tam Quan); An Dũ (Hoài Hương) rất thuận tiện cho việc lưu thông tàu thuyền.
< Đàn vịt tắm mát bên dòng nước.
Hoài Nhơn được mệnh danh là “Đất mẹ anh hùng” với niềm tự hào của bao thế hệ về một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng.
< Mặt nước tĩnh lặng tạo nên khung cảnh thanh bình vào một buổi trưa hè.
NISAVA
Hoài Nhơn có Đền thờ Đào Duy Từ tại thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, cách quốc lộ 1A khoảng 6 km về phía tây. Còn từ đường Đào Duy Từ thì ở ở thôn Tài Lương, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định và lăng Đào Duy Từ thì ở thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
< Cầu dỉ bằng tre do dân tự làm, nơi ngắm cảnh và đón gió mỗi chiều.
Chùa Thắng Quang ở Hoài Nhơn tọa lạc trên một ngọn đồi ở lưng chừng núi cây Xay, xưa là ấp Hi Tường, xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn nay là thôn Hi Tường, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
< Hồ chứa nước Tuy An thuộc xã Hoài Châu Bắc nên thơ với hình ảnh núi non xanh mượt soi bóng.
NISAVA
Theo tài liệu “Những ngôi chùa nổi tiếng ở Hoài Nhơn” của nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch, thì tiền thân của chùa là một thảo am được “triệu kiến” vào năm Nhâm Thân (1692) nhưng mãi đến năm Đinh Dậu (1717), dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, thì ngài Minh Giác Kỳ Phương, đời Pháp thứ 34 Lâm tế chánh tông, mới khai sơn là Thắng Quang Tự.
< Hàng cau xanh dẫn vào ngôi nhà ngói đơn sơ.
Huyện có thắng cảnh Mũi Gành – Hoài Hải, là điểm đến của các du khách trong và ngoài tỉnh trong các ngày hội lớn trong năm.
< Vườn điều mùa rụng trái đẹp như một giấc mơ.
NISAVA
Hoài Nhơn không phải là một điểm đến du lịch hấp dẫn so với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, với địa hình bao gồm cả rừng, núi, ruộng, vườn, sông, suối, hồ, biển, Hoài Nhơn sở hữu trong mình một nét đẹp vừa mộc mạc, hiền hòa đặc trưng thôn quê lẫn hùng vĩ của tự nhiên hoang dã.
Về Hoài Nhơn vào những ngày hè, bạn sẽ được ngắm khung cảnh bình yên và hòa mình vào cuộc sống tĩnh lặng chốn làng mạc.
NISAVA TRAVEL! tổng hợp, ảnh từ Zing