(Tiếp theo phần 1) Từ nơi dừng chân, bạn cũng có thể đi theo đường mòn Ngũ Hồ qua cánh rừng có nhiều chim, bướm tới một loạt thác nước và 5 hồ trong xanh, phẳng lặng, còn nếu không đủ thời gian đi hết tuyến đường này, bạn có thể tách ra đi theo đường mòn đỗ quyên dốc thoai thoải tới đỉnh thác Đỗ Quyên với độ cao trên 300m, chiều rộng hơn 20m.
Muốn thăm chim thú quý, bạn đi theo đường mòn Trĩ Sao dài khoảng hơn 2km, ngoài việc thưởng thức cảnh rừng và các hồ nước trong veo, bạn sẽ thấy khu vực này là nơi ở của các loài chim trĩ và heo, hươu, mang.
< Sau khi “làm công tác tư tưởng”, “nói nhỏ” với bác thi công: GLK lại trực chỉ thẳng hướng núi…
Từ khu nhà nghỉ đi xuống 3km theo đường ô tô, bạn có thể rẽ vào đường mòn Chò Đen, một đoạn đường chỉ non nửa cây số nhưng rất dốc và khó đi, bạn sẽ bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy nhiều cây cổ thụ cao ngất trên 30m và đều có đường kính trên 1m tụ họp với nhau san sát…
< Đường đang thi công taluy âm, dương nên sạc lở liên tục.
Những du khách yêu nông nghiệp có thể lựa chọn đến các nhà vườn ở thôn Khe Su để tìm hiểu về đời sống canh tác của cư dân địa phương, rồi kết thúc chuyến du ngoạn sẽ là điểm dừng chân tại các suối thác đẹp như Thủy Điện, Đá Dựng để cắm trại và bơi lội thỏa thích.
< Kè bê tông có từ thời Pháp.
Sau các cuộc đi rừng, lên thác, ngắm cảnh, du khách có thể quay về 4 nhà nghỉ tại khu vực đỉnh gồm Đỗ Quyên, Sao La, Kim Giao và Bạch Mã hoặc xuống các nhà nghỉ khác ở khu đón tiếp của các công ty du lịch Huế như Phong Lan, Cẩm Tú, Hoàng Yến…
< Sắp đến rồi…
< Qua một cua cùi chỏ gắt thì tới phần trung tâm với lác đát những villa.
< Đá dăm xây dựng đổ đầy ven đường.
Các phòng nghỉ ở đây đều đầy đủ tiện nghi, một số phòng còn được thiết kế dành cho gia đình và tập thể với công trình phụ bên ngoài.
< Khung cảnh tuyệt đẹp nhưng vắng tanh, không bóng người. Đây là biệt thự Phong Lan.
Đặc biệt, những du khách yêu thích thiên nhiên có thể thuê trại dành cho 2 người hay 6 người để dựng trại nghỉ qua đêm ở bãi Thông Nàng, được tận hưởng vị sương lạnh của núi và nghe văng vẳng tiếng tâm sự của muông thú qua gió rừng thủ thỉ năm canh…
< Bia toàn chữ Tây.
< Thời tiết tốt nên phong cảnh thật thoáng đãng. Đi trên đèo Hải Vân thấy nó cao sừng sửng, vậy mà leo lên đỉnh Bạch Mã nhìn xuống như một hòn núi nhỏ nhô ra biển để ngăn cách Đà Nẳng và Huế
< Chổ này có mấy công nhân làm đường.
Tiếp tục mở đường lên đỉnh Bạch Mã:
Thừa Thiên-Huế đã dừng các tour du lịch để tiếp tục công việc mở đường lên đỉnh Bạch Mã, cho đến trước tháng 4/2012.
< Tìm đường lên đỉnh.
< Đường loanh quanh vào các villa hiện đang bỏ hoang phế.
Đường lên đỉnh Bạch Mã vốn là tuyến đường độc đạo dài 19km. Tuyến đường này vốn được đầu tư mở rộng từ 3,5m lên 5-7m mặt đường bằng bê tông với tổng kinh phí đầu tư gần 120 tỷ đồng từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, sau gần 2 năm khởi công (tháng 9/2009 đến nay), tuyến đường chỉ mới thi công hoàn thành được khoảng 10km.
< Biệt thự vắng lạnh ở độ cao 1450m, KVL phá niêm phong để vào , nhưng thấy lạnh lạnh chân nên thôi.
< Một nhà hàng của hệ thống khách Morin, bác VinhNam vừa vào đến cửa là tái mặt chạy mất dép. BN….,KVL, trong… trong đó có tiếng gì lạ lắm. Em đành vào thử xem sao… bác VinhNam cũng sợ ma ra mặt.
< Khách sạn Đổ Quyên.
Hiện nay, ngoài tuyến đường đang thi công, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã cho phép Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long nghiên cứu dự án xây dựng hệ thống cáp treo và khai thác du lịch tại vườn quốc gia Bạch Mã. Hệ thống cáp dự kiến nối từ chân đến đỉnh núi Bạch Mã dài khoảng 3.600-4.000m…
< Từ KS Morin chạy lên thêm khoảng 2km nữa thì đến đỉnh. Đỉnh Bạch Mã tại đây.
< Từ đỉnh nhìn xuống…
< Hồi sáng đến Đà Nẳng chỉ lót bụng tí xíu, đi leo một hồi đến 4h chiều , chân cẳn ai cũng ra rời. Về Huế thôi.
< Vẫn chưa được yên, lại tắt đường do bị sạc lở – phải chờ…
< Rồi cũng thông đường.
Vài tấm chụp panorama để thấy đường đi lên nó mong manh thế nào. Nhiều nơi nguy hiểm thấy rất nhiều miếu thờ chắc những người đã nằm lại tại đây.
Phần 1 – Phần 2
NISAVA TRAVEL! – Biên tập từ Otosaigon, Hanoimoi