Đền Cửa Lân (còn gọi là Đền Bà) thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được xây dựng vào thế kỷ XIX, khoảng năm 1824, sau khi quân đại thần Danh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ mở mang bờ cõi khai sinh ra đất Tiền Châu (nay là huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Hàng năm, từ ngày 10-12/3 âm lịch Đền Cửa Lân lại mở lễ hội với các nghi thức rước nước, hầu bóng, hát văn.
Khu vực nhà đền xưa kia còn gọi là Cồn Tiên, nơi neo đậu tàu thuyền đánh cá của nhân dân nhiều địa phương đến lập ấp khai hoang. Tương truyền rằng Đền Bà (thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) thờ “ Tứ Vị Thánh Mẫu Quốc Gia Nam Hải” (trong Đại Việt sử ký toàn thư kỷ nhà Trần), năm 1311 Vua Trần Anh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành, đêm nghỉ ở Càn Hải chiêm bao thấy 4 vị Thần nữ phù hộ. Sau khi đánh thắng trận, nhà vua đã cho lập đền thờ (Tứ Vị Hồng Lương).
Năm 1426, Lê Lợi phái 3 đạo quân ra Bắc đánh quân Minh, đến cửa Càn Hải lập đàn tế lễ rồi xuất quân vào chiến dịch Chi Lăng, Sương Giang. Khi đánh thắng quân Minh Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế lập ra nhà Hậu Lê vào 1427. Khi khao thưởng ba quân tướng sĩ nhà Vua cho sưu tầm Thần tích và được biết đó chính là (Tứ Vị Hồng Lương) là Hoàng Hậu, công chúa Mai Nương, Hạnh Nương và Thị Nữ giữ trọn đạo nghĩa trung thần với Triều Đình đã tự vẫn ngoài Biển Đông và dạt vào bờ và được nhân dân trong vùng chôn cất (sự kiện này xảy ra năm 1279 thời Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông).
Tứ Vị Thần Nữ đã có công âm phù giúp vua Trần Anh Tông, Lê Lợi đánh thắng ngoại xâm, do đó các Vua đều ban sắc phong (Đại Càn Quốc Gia Nam Hải, Ngự trấn Giang đấu hộ quốc tế thế an Dân thượng đẳng thần tối linh, Đại vương thần), cho cai quản 12 cửa sông vùng ven biển Bắc, Trung bộ lập Đền thờ các vị Danh nhân lịch sử trên.
Từ năm 1940 – 1952, Đền Cửa Lân là nơi căn cứ cách mạng chống càn của thực dân Pháp, đến nay, khu Đền Bà đã được công nhận là Khu di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Đền Cửa Lân tồn tại trên 180 năm, ngày nay, khu nhà Đền rất khang trang uy nghi đài các chính là nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, nơi thắp sáng những đức tin của nhân dân trong vùng đất Tiền Châu.
Trong Đền còn lưu giữ bài thơ bằng chữ Hán, ca ngợi sự tôn nghiêm linh thiêng của Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Lân (xã Đông Minh, huyện Tiền Hải), tạm dịch:
“Đông Minh Thánh Mẫu điện Linh thiêng
Di tích tôn nghiêm cảnh hữu tình
Hải khoát thiên cao hòa sắc cộng
Thổ phồn Thủy Tinh hậu An vinh
Thần Từ Thổ Tinh lưu danh thắng
Thánh Đức trường tồn vạn chí minh
Mẫu Tử nhất gia Tôn Liệt Nữ”.
Đặc biệt, trong Đền còn có ngôi mộ thờ một con cá voi lớn (cá Ông) – được coi là vị thần hộ mệnh giúp họ thoát nạn trên biển mỗi khi gặp bão tố hay sóng to gió lớn, sau khi chết trôi dạt vào cửa biển trước Đền, được nhân dân chôn cất và phối thờ.
Người dân Đông Minh vẫn còn kể lại với nhau rằng, ngày trước khi cửa biển vẫn còn sát Đền, mỗi khi đến ngày mở hội thường có các đàn cá voi kéo về chầu Vua Bà và thần Cá Ông.
Những năm gần đây, không gian hội ngày một mở rộng. Các giá đồng, các đoàn tế nhiều nơi tìm về. Các trò trong hội cũng bổ sung thêm như cờ tướng, tổ tôm, chọi gà, cầu leo, hát chèo…
Với địa thế nằm kề cửa Lân và bãi biển Đồng Châu, Đền Cửa Lân đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các du khách thập phương.
Theo Đỗ Hà (Thái Bình TV)
NISAVA TRAVEL! var omitformtags=[“input”, “textarea”, “select”] omitformtags=omitformtags.join(“|”) function disableselect(e){ if (omitformtags.indexOf(e.target.tagName.toLowerCase())==-1) return false } function reEnable(){ return true } if (typeof document.onselectstart!=”undefined”) document.onselectstart=new Function (“return false”) else{ document.onmousedown=disableselect document.onmouseup=reEnable }