(SST) – Đèn cốt – đèn pha, hai khái niệm tưởng như rất cơ bản cho người tham gia giao thông, lại khá xa lạ với nhiều người.

Ai cũng biết khi tham gia giao thông vào buổi tối thì cần phải bật đèn xe. Thế nhưng, ngay cả khi bật đèn xe rồi bạn cũng vẫn có thể bị phạt hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho người khác bởi có thể nhiều người chưa biết, hoặc không để ý, trên xe máy (và xe ô tô) có hai chế độ đèn khác nhau là: đèn pha và đèn cốt.

Theo đó, đèn pha là chế độ đèn chiếu xa với cường độ ánh sáng mạnh và tầm chiếu cao hơn, vì thế giúp người điều khiển xe có thể nhìn thấy các chướng ngại vật, biển báo… từ xa. Vì lý do này, đèn pha thường được sử dụng trong những chuyến đi đường trường hoặc di chuyển trên cao tốc…

Thậm chí, với đường cao tốc có dải phân cách thấp, hoặc chỉ có vạch liền/ vạch đứt, bạn vẫn được khuyên là nên sử dụng đèn gần để tránh gây lóa mắt cho hướng đối diện.

Đối với đường có dải phân cách cao quá tầm đèn, việc sử dụng đèn pha không gây nguy hiểm bởi dải phân cách đã chặn ánh sáng đèn. Khi dùng đèn pha và nhận thấy hướng đối diện có phương tiện di chuyển, bạn cũng nên chuyển sang đèn cốt.

Ngược lại, đèn cốt cho cường đồ ánh sáng nhẹ nhàng hơn, góc đèn chiếu thấp hơn và vì thế tầm ánh sáng chiếu cũng gần gây, giúp người điều khiển xe có thể thấy những chướng ngại vật trong phạm vi gần. Đèn cốt phù hợp khi bạn di chuyển xe chậm, di chuyển trong khu vực có đông dân dân cư, nội đô.
NISAVA
Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau hoặc trong điều kiện thời tiết hạn chế tầm nhìn, các phương tiện tham giao phải bật đèn, nếu không có thể bị phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng đối với xe máy 600.000 đến 800.000 đồng đối với ô tô.

Đèn pha có tầm chiếu sáng cao hơn đèn cốt và cường độ ánh sáng mạnh, vì thế khi di chuyển trong nội đô, khu vực có đông dân cư và đặc biệt là đường hai chiều, việc bật loại đèn này có thể gây lóa bắt do người di chuyển theo hướng ngược lại, ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Đèn cốt trong khi đó được thiết kế để không gây ra tình trạng này. Tại Việt Nam, việc nhiều người tham gia giao thông không nắm được quy tắc dùng đèn cơ bản nói trên khiến nó trở thành một thói quen dù vô tình hay cố ý cũng như một cách để… “tra tấn” người khác.

Trong trường hợp bạn chưa biết Khoản 2 Điều 8 và Khoản 3 Điều 17 của Luật giao thông đường bộ lần lượt nghiêm cấm hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư (trừ trường hợp xe được quyền ưu tiên đang làm nhiệm vụ theo quy định) và xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
NISAVA
Đối với người điều khiển xe máy, sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe ngược chiều có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng tới 100.000 đồng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Việc sử dụng đèn chiếu xa trong khi đô thị, khu đông dân cư cũng bị áp dụng mức phạt tương tự theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Đối với xe ô tô, mức phạt lên tới từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng*.

Theo Lê Nam Khánh (SaoStar)
NISAVA TRAVEL!

* Mức phạt dành cho lỗi bật đèn pha trong đô thị

– Mức phạt đối với xe ô tô:

Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 VNĐ đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; hoặc không sử dụng đèn chiều sáng khi trời tối / sương mù / thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 VNĐ đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu gần khi lưu thông trong hầm đường bộ.

– Mức phạt đối với xe mô tô, xe máy:
NISAVA
Phạt tiền từ 60.000 – 80.000 VNĐ đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều
Phạt tiền từ 80.000 đồng – 100.000 VNĐ đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; hoặc không sử dụng đèn chiều sáng khi trời tối, sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn
Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu gần khi lưu thông trong hầm đường bộ.

ĐGD: Vài năm trước, rất nhiều người chạy xe trong thành phố vẫn bật đèn pha chói lòa. Điều đáng nói hơn là nhiều xe gắn đèn công xuất lớn, đèn LED vẫn chạy vô tư mà không hề nghĩ rằng mình đang làm ảnh hưởng tới những người khác đang chạy theo chiều ngược lại. Kinh khủng hơn, một số xe tháo phần vỏ đỏ đèn hậu, gắn bóng công xuất lớn khiến người chạy sau không thể thấy rõ, phải tránh xa…
Nay, những chiếc xe ‘mặt trời đêm’ này ít thấy rồi… và đa phần người chạy xe gắn máy cũng đã hiểu ra – giảm sự phiền hà đến người khác.
Bạn ơi, xin ghi nhớ rằng sử dụng đèn chiếu sáng đúng cách sẽ tạo nên văn hóa tham gia giao thông. Đây cũng là cách để mỗi chúng ta tự bảo vệ mình và đảm bảo sự an toàn cho mọi người cùng tham gia giao thông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *