Ngôi đền Cô Tiên nằm trên đỉnh hòn Đầu Voi cuối dãy Trường Lệ về phía Tây Nam. Hòn Đầu Voi cao chỉ 87 mét, là hòn thứ năm trong hệ thống phân loại dân gian. Nó có tên chữ là “Tượng Đầu Sơn” cũng có nghĩa núi Đầu Voi vì dãy núi Trường Lệ đang chạy dài đến chỗ này chợt nhô ra một hòn hình dáng như đầu con voi đang cúi mình uống nước.

Chuyện xưa kể rằng, năm ấy một cơn đại hồng thủy đã cuốn hết thảy mọi thứ ra biển Đông, một người phụ nữ mang thai gần tới ngày sinh hạ bị nước lũ cuốn trôi ra biển, khi nước rút sóng đẩy người phụ nữ vào bờ, thuộc làng Kẻ Trường. Dân làng khóc thương nàng, lấy đất, đá đắp thành nấm mộ, tạo nên dãy núi Trường Lệ, có nghĩa là nước mắt dài.

Đền Cô Tiên nằm trên đỉnh được xây dựng vào thời Lý theo kiểu kiến trúc cổ, gồm 3 lớp: Tiền Đường, Trung Đường và Hậu Cung. Kiểu kiến trúc hình chữ Đinh (hay kiến trúc chuôi vồ). Trải qua bao độ mưa nắng, gió bão và sự tàn phá của chiến tranh ngôi đền đã bị hư hỏng nặng. Ngôi đền đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo.

Những năm 90 của thế kỷ XX, Ban quản lý di tích thị xã Sầm Sơn cho sửa chữa lại một số hạng mục.
NISAVA
Lần tu sữa gần đây nhất vào năm 2010 Thị xã Sầm Sơn đã trùng tu tôn tạo lại toàn bộ ngôi đền nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính. Kinh phí xây dựng đền là từ nguồn tiền công đức của nhân dân và du khách thập phương. Ngôi đền đã được xếp hạng Di Tích quốc gia năm 1962.

Ngoài Đền chính, trong quần thể Di Tích Đền Cô Tiên còn có đền Trình (Quan Giám), Miếu Lộ Thiên Nam Hải Đại Vương, Miếu Cô Chín.

Truyền thuyết kể lại rằng: Ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Cô gái vì không nghe lời cha lấy một kẻ nhà giàu nên bị cha đuổi ra khỏi nhà. Sau đó cô đem lòng yêu và lấy một chàng trai nghèo hiền lành, tốt bụng tên là Côi.

Cuộc sống đang êm ả trôi đi trong hạnh phúc thì nàng bị bệnh hủi (bệnh phong). Hai vợ chồng đã đi khắp nơi chữa bệnh nhưng không khỏi. Bỗng một hôm có một bà lão xuất hiện đã chạy chữa cho nàng. Bà lên núi hái lá nam về hòa cùng với nước được lấy từ Vụng tiên. Cô gái khỏi bệnh. Bà cụ ra đi để lại cho cô gái một giỏ mây đựng đầy lá thuốc và một tay nải che mưa, nắng.

Một lần 2 vợ chồng đi chữa bệnh về khuya gặp trời mưa to, nhớ lời bà cụ dặn lấy tay nải ra che mưa và thiếp đi lúc nào không biết. Sáng mai khi tỉnh dậy 2 vợ chồng thấy mình đang nằm trong một ngôi nhà 3 gian khang trang sạch sẽ. Từ đó họ ở lại ngôi nhà và hằng ngày đi hái thuốc lá nam trên núi về chữa bệnh cho mọi người trong vùng. Một buổi sáng đẹp trời 2 vợ chồng ăn mặc rất đẹp dắt tay nhau đi lên đỉnh núi và thấy không quay trở về. Dân làng đồn rằng nàng chính là tiên nữ giáng trần. Ngôi nhà của vợ chồng được nhân dân trong vùng hương khói thờ phụng quanh năm.NISAVA

Trong Hậu Cung của đền có đặt bàn thờ Tam tòa Thánh Mẫu: Thánh mẫu Thượng Thiên ( tức là bà chúa Liễu Hạnh), Mẫu Thượng Ngàn, Thánh mẫu Thoải. Về nghi thức thờ cúng ngôi đền thờ ba vị Thánh Mẫu, nhưng xét theo tên gọi và đời sống tâm linh của nhân dân địa phương thì bà Chúa Liễu Hạnh có một vị trí đặc biệt.

Tương truyền Thánh mẫu Liễu Hạnh có tên là Quỳnh Hoa công chúa, vốn là một nàng tiên trên thiên giới bị Ngọc Hoàng Thượng đế đày xuống trần gian vì lỡ tay làm vỡ chén ngọc (có truyền thuyết cho rằng người con gái làm nghề hái thuốc chữa bệnh là hóa thân của Thánh mẫu Liễu Hạnh).

Xuống trần gian nàng cũng lấy chồng, sinh con, là một người dâu hiền, vợ thảo như bao người phụ nữ phàm trần khác. Hết hạn đầy ải, nàng được cho gọi về trời. Sống trên tiên cảnh mà tâm tư, tình cảm của nàng luôn ngóng xuống trần gian.

Nhớ chồng thương con, nàng còn đau đáu nỗi niềm xót thương dân chúng lầm than, đói rách, nàng lại xin được xuống trần gian. Nàng chuyên tâm khuyến thiện,trừ ác. Lại thích ngao du thưởng ngoạn nơi non xanh, nước biếc. Tài năng và công đức của Thánh mẫu Liễu Hạnh được nhân dân ca ngợi, truyền tụng bao đời.

Theo con đường lượn trên sườn núi Trường Lệ, chúng ta bắt gặp hai hòn đá nằm chênh vênh trên một phiến đá lớn từ bao đời nay, như thách thức với thời gian và sóng gió.
NISAVA
Phiến đá đó người dân gọi là hòn Trống Mái – Đó là biểu tượng của tình thủy chung, là khát khao hạnh phúc, được sống trong tình yêu mà người xưa đã khéo léo gửi gắm vào đất trời nơi đây.

NISAVA TRAVEL! tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *