Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) không chỉ là nơi có nhiều địa danh lịch sử, mà còn có những danh thắng đẹp, nên thơ. Giờ đây, Hòn Đất đã trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách.

Đến Kiên Giang một lần, khách hẳn không thể quên khu di tích lịch sử Ba Hòn gồm ba ngọn núi thấp: Hòn Me, Hòn Đất, Hòn Sóc cùng với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác khắp vùng biển Kiên Lương thuộc huyện Hòn Đất. Hòn Đất là địa danh đã thân quen với hàng triệu người Việt Nam qua tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Đức, đồng thời cũng là vùng đất nổi tiếng với nền văn hóa Óc Eo của vương quốc Phù Nam xưa.

< Khu mộ Chị Sứ (Anh hùng Phan Thị Ràng), phía sau là núi Hòn Đất.

Du lịch về Hòn Đất không chỉ đơn thuần là tham quan, dã ngoại mà đây còn là những chuyến du lịch về nguồn, tìm về quá khứ hào hùng của quê hương quân và dân huyện Hòn Đất trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
NISAVA
Những chiến công oanh liệt ấy của cha ông được ghi dấu gắn liền với địa danh như: hang Quân y, hang số 5, Hang Hòn… đặc biệt nơi đây là ngôi mộ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng, người con gái kiên trung của mảnh đất Ba Hòn.

Đó là nhân vật được nhà văn Anh Đức miêu tả qua tác phẩm văn học nổi tiếng “Hòn Đất” với tên là Chị Sứ. Toàn khu vực Ba Hòn có hàng chục hang lớn nhỏ (còn gọi là lò ảng). Các hang này đều do những tảng đá tự nhiên ghép lại chồng lên nhau, tạo ra hệ thống hang liên thông rất hiểm trở.

Trong các cuộc chiến tranh, nơi đây được chọn là trạm dừng chân dưỡng quân, điểm tiếp đón cán bộ cách mạng từ Trung ương vào để kết nối với tuyến đường 1C từ Campuchia và kênh Vĩnh Tế về đến căn cứ rừng U Minh. Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, xứ hang hòn nhỏ bé này đã hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn, chất hóa học khai quang của đối phương.

Khu di tích Ba Hòn thuộc địa bàn xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1989. Theo quốc lộ 80 về hướng Rạch Giá – Hà Tiên, qua khỏi thị trấn Hòn Đất một lúc, rẽ trái khoảng 13km sẽ đến khu Di tích lịch sử văn hóa Hòn Đất thuộc xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang).
NISAVA
Vượt qua cổng chào hoành tráng vào sâu trong khu di tích, du khách sẽ nhìn thấy hai tấm đá hoa cương có khắc tên tuổi của 967 liệt sĩ huyện Hòn Đất. Từ đó bước xuống 37 bậc đá sẽ gặp mộ của nữ liệt sĩ, anh hùng Phan Thị Ràng. Ngôi mộ có mái ngói giả cổ uốn cong như ngôi miếu nhỏ và được đỡ bởi 12 cây cột trụ bề thế, uy nghi. Gần mộ “chị Sứ” hiện nay là quần thể phù điêu, tượng đài, nhà trưng bày hiện vật lịch sử.

Nằm trong khuôn viên rộng 22.000m2 dưới chân Hòn Me là khu trưng bày chứng tích chiến tranh với các hiện vật như xác máy bay A.37, trực thăng, xe tăng M.47, pháo 105 ly, vỏ bom, súng cối và các loại khí tài, quân dụng khác mà kẻ địch đã sử dụng tại vùng đất Ba Hòn. Năm 2011, khu trưng bày tiếp nhận từ đảo Trường Sa đá chủ quyền và cây bàng trái vuông. Cây bàng đã được trồng tại đỉnh Hòn Me, nhanh chóng bén đất và phát triển xanh tốt. Trên đỉnh Hòn Me còn có một phiên bản cột mốc chủ quyền của quần đảo Trường Sa do Bộ tư lệnh Hải quân thiết kế, xây dựng. Lưng chừng núi Hòn Me hiện nay có một trạm cứu hộ động vật hoang dã với diện tích gần 3 ha. Tại đây, các loài động vật quý hiếm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long được Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (WAR) chăm sóc, phục hồi sức khỏe chức năng bẩm sinh để trả về với thiên nhiên.

< Hòn Me, trên đỉnh có ăn ten truyền hình, có đường chạy xe lên.

Nằm trong hệ thống di tích có các hang: hang Huyện ủy, hang Cọp, hang số 3 (hang Cá Sấu), hang ố 4, hang  số 5, hang số 6, hang số 7. Thời kháng chiến chống Mỹ, sau nhiều lần Ba Hòn bị đánh bom B.52 nên một số cửa hang đã bị lấp mất. Khu di tích Ba Hòn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử diễn ra nhiều trận đánh lớn giữa quân Cách mạng và Ngụy quyền Sài Gòn như trận đánh 11 ngày đêm năm 1962, trận đánh 56 ngày đêm và trận đánh 79 ngày đêm năm 1969, trận đánh 5 tháng đầu năm 1971.
NISAVA
Cũng nằm trong quần thể khu di tích Ba Hòn, Trung tâm phát sóng truyền hình quốc gia và địa phương trên đỉnh Hòn Me cũng là một trong những địa điểm hấp dẫn với độ cao khoảng 200m so với mặt nước biển. Khi lên đỉnh Hòn Me du khách có thể ngắm nhìn bao quát khung cảnh xứ hòn nên thơ, nơi có ruộng đồng xanh tốt, núi non hùng vĩ và tận hưởng không khí mát mẽ được thổi vào từ biển cả.


< Trung tâm phát sóng truyền hình quốc gia và địa phương trên đỉnh Hòn Me.

Khu  di chỉ văn hóa Óc Eo ở xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất cũng là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê nghiên cứu văn hóa. Theo các chuyên gia khảo cổ, Hòn Đất thuộc di chỉ của nền văn hoá Óc Eo niên đại 2000 Trước Công Nguyên, trung tâm văn minh của vương quốc Phù Nam thời đó. Các hiện vật di chỉ cư trú đặc trưng ở đây là những cột nhà sàn. Điều này phản ánh cư dân Óc Eo họ sống chủ yếu trên nhà sàn, trên vùng đầm lầy của những vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ. Các hiện vật về di chỉ tôn giáo thì có các hiện vật thể hiện tín ngưỡng tâm linh.

Đặc biệt của người Óc eo trong quá trình sinh sống thì họ tín ngưỡng tâm linh mang giá trị phồn thực. Đặc trưng về di chỉ mộ táng, các hiện vật phản ánh tục người chết ở đây là sau khi chết thì hỏa táng. Tro cốt được đặt trong cái vò và có kèm theo các hiện vật như vòng đeo đá quý, có ý nghĩa phản ánh quá trình sinh sống và kỹ thuật chế tác của cư dân Óc Eo phát triển mạnh.
NISAVA
Điểm di tích tôn giáo độc đáo trong hành trình khám phá Hòn Đất chính là chùa Sóc Xoài tại khu phố Sơn Tiến, thị trấn Sóc Sơn. Đây là ngôi chùa được thành lập cuối thế kỷ 18. Chùa Sóc Xoài là ngôi chùa lớn nhất của người Khmer tại Hòn Đất và là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

Ngoài ra còn có chùa Bảo Kỳ Viên (chùa Hòn Quéo) là một di tích lịch sử của tỉnh Kiên Giang và là một điểm nằm trong dự án phát triển du lịch của huyện Hòn Đất.

Không phải ngẫu nhiên, huyện Hòn Đất được gọi là xứ ba hòn: Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Quéo, nằm sát nhau trên dải đất liền gần bờ biển. Ngày nay, khu di tích Hòn Đất không chỉ là địa chỉ du lịch hấp dẫn bởi non nước hữu tình, hệ thống hang động, mà còn ẩn chứa niềm tự hào về truyền thống yêu nước và giá trị văn hóa của người dân ở vùng Tây Nam Tổ quốc.
NISAVA
Một điều thú vị cho du khách là có thể sẽ gặp “cô Cà Mỵ” – một nhân vật trong tác phẩm Hòn Đất “bằng xương bằng thịt”. Giờ đây bà đã hơn 80 tuổi, và trong lời trò chuyện bà Cà Mỵ luôn nhất quyết thanh minh với mọi người rằng bà không phải là con của bà Cà Sợi, cũng như không bao giờ là em ruột của tên Trung úy Xăm hung ác (những nhân vật được hư cấu trong tiểu thuyết Hòn Đất); những tình tiết đó là do nhà văn xây dựng nên mà thôi!…

NISAVA TRAVEL! tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *