Là tháp nước hình trụ cao 20m, Nhà Tròn xưa là nơi diễn ra hai cuộc meeting lớn mừng giải phóng, nay là tụ điểm văn hóa và nơi cư ngụ của hàng ngàn chim én.
Nhà Tròn là cái tên được người dân địa phương dùng để gọi kiến trúc hình trụ tròn cao 20m ngay trung tâm thành phố Bà Rịa, vốn là tháp nước hay lầu nước (Chatoau deau) được chính quyền Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Hiện nay Nhà Tròn được chính quyền và nhân dân địa phương tôn tạo tu bổ, gìn giữ và bảo vệ. Nhà Tròn giờ là tụ điểm văn hoá, đọc sách báo.
Di tích Nhà Tròn nằm ở giao điểm giữa đường 27 tháng 4 và Cách Mạng Tháng Tám, P. Phước Hiệp, ngay trung tâm Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
< Tên gọi của Nhà Tròn Bà Rịa xuất phát từ hình dáng đặc trưng của công trình là hình trụ tròn cao 20m, vốn là tháp nước hay lầu nước (Chatoau deau) được chính quyền Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20.
Nhà tròn được người Pháp xây dựng từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam với hình dáng khá đặc biệt. Kiến trúc chính của nhà tròn là một tháp chứa nước hình tròn, chiều cao từ chân lên đỉnh là khoảng 20m, có mái che bằng tôn, đường kính 7,2m. Tháp được đỡ bằng 8 trụ xi măng cốt sắt, liên kết với nhau bởi các xà ngang, 2 ống dẫn nước lên và 1 ống dẫn nước từ bồn xuống. Thanh sắt cũng được gắn vào dùng cho việc di chuyển lên xuống tháp nước. Dưới chân Nhà Tròn là một nhà bát giác, cạnh dài 6m, cao 4m, dùng làm nhà làm việc cho nhân viên.
< Án ngữ một điểm giao thông huyết mạch với các tuyến đường dẫn đến Sài Gòn, Biên Hòa, Xuân Lộc, Đất Đỏ, Nhà Tròn cũng được sử người Pháp sử dụng như một tháp canh với tầm quan sát từ xa rất tốt.
Nhà tròn là điểm giao lưu chính của các con đường. Phía Tây là lộ 15 nối liền thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa qua Bà Rịa đến Vũng Tàu, phía Bắc là lộ 2 nối với Xuân Lộc, phía Đông là tỉnh lộ 23 ra Đất Đỏ, phía Nam từ Long Hải theo đường 44 ra tỉnh lộ 23 xuống. Chính vì thế, Nhà Tròn vốn là một đài quan sát từ xa rất tốt.
Năm 1945 sau khi đảo chính Pháp, phát xít Nhật cho đặt một bộ hệ thống loa báo động gồm 6 cái bên dưới bồn nước, hiện những loa báo động này vẫn được giữ nguyên, có thêm các loa truyền thanh của đài truyền hình huyện Châu Thành.
NISAVA
Dưới mái Nhà Tròn, chim én về làm tổ với đủ hình dáng. Mỗi sáng sớm hay chiều về, hàng ngàn chim én bay lượn quanh di tích tạo nên không khí đầy sinh động.
< Theo thời gian, hàng trăm chiếc tổ được xây chồng lên nhau, tạo thành một quần thể tổ chim khổng lồ ngay giữa phố thị sầm uất.
Chung quanh Nhà Tròn là một loạt các công sở, biệt thự do Pháp xây dựng với đường nét kiến trúc cổ như Hội đồng xã Phước Lễ nay là UBND thành phố Bà Rịa, nhà dành riêng cho sĩ quan. Năm 1954, nơi đây là trụ sở của Thanh niên tiền phong Bà Rịa nay là Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Châu Thành. Bungalow, nơi ăn uống vui chơi dành riêng cho sĩ quan gần giống như khách sạn nay là Công đoàn huyện Châu Thành, trụ sở sĩ quan gần giống như khách sạn hiện được chuyển thành Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện Châu Thành.
< Nhà Tròn là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của thành phố Bà Rịa.
NISAVA
Nhà Tròn Bà Rịa ngày 25.8.1945 là nơi cờ cách mạng tung bay trên đỉnh tháp, hàng vạn nhân dân khắp nơi trong tỉnh Bà Rịa do Đoàn thanh niên tiền phong dẫn đầu đã tổ chức meeting, tuần hành, khởi nghĩa giành chính quyền từ tay thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
< Trong tâm thức người dân Bà Rịa, Nhà Tròn đã trở thành một biểu tượng bất hủ của địa phương giàu truyền thống lịch sử này.
Đến năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà Tròn lại chứng kiến lễ meeting ăn mừng do Thị ủy Bà Rịa tổ chức với sự tham gia của hàng vạn người.
Hiện nay Nhà Tròn được chính quyền và nhân dân địa phương tôn tạo tu bổ, gìn giữ và bảo vệ. Nhà Tròn giờ là tụ điểm văn hoá, đọc sách báo.
Theo Gotadi.com, ảnh Kiến Thức
NISAVA TRAVEL!