Bãi Sau TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) là một trong những bãi biển thu hút nhiều người dân và du khách tới tắm. Tuy nhiên, nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước nếu du khách gặp phải ao xoáy. Từ năm 2010 đến tháng 8.2015, tại TP.Vũng Tàu có gần 60 trường hợp tử vong do tắm biển.

Do điều kiện địa hình kết hợp gió, sóng, thủy triều nên ở các bãi biển của Bà Rịa-Vũng Tàu thường xuyên xuất hiện ao xoáy. Tùy thuộc vào mùa gió, hình thái ao xoáy cũng khác nhau, trong đó, khu vực Bãi Sau là nơi xuất hiện nhiều ao xoáy nhất. Ao xoáy là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn đuối nước của du khách và người dân khi đang tắm biển.

Ông Trần Văn Trường, Giám đốc Ban quản lý các Khu du lịch (KDL) TP.Vũng Tàu, cho biết tại Bãi Sau, các ao xoáy thường rộng từ 5 – 10m, có lúc lên tới 60m, chiều dài từ 20 – 40m, có lúc tới 100m và nối tiếp nhau. Mật độ trung bình khoảng 7 ao xoáy/1 km bãi biển.
NISAVA
Sự nguy hiểm của ao xoáy càng tăng khi ao có cửa đổ nước ra biển. Khi nước đầy bờ đổ dồn xuống ao, tạo ra dòng chảy rất mạnh kéo người tắm biển ra khơi xa dẫn đến bị đuối nước.

Còn theo TS. Phùng Đức Vinh (Trường Cao đẳng du lịch Vũng Tàu) thì ao xoáy gần bờ ở Vũng Tàu rất nguy hiểm. Khách tắm biển đang đứng ở nơi nước ngập đến ngực nhưng chỉ cần bước sang bên cạnh một vài bước, gặp phải ao xoáy có khi ngập đầu, bị hụt chân, không biết bơi hoặc biết bơi nhưng mất bình tĩnh thì cũng có thể bị đuối nước.

Du khách không nên chủ quan

Theo báo cáo của Ban quản lý các KDL TP.Vũng Tàu, từ đầu năm 2015 đến nay, du khách đến TP.Vũng Tàu vui chơi và tắm biển là 3,54 triệu lượt người.

Các lực lượng cứu hộ Ban quản lý các KDL TP.Vũng Tàu đã cứu vớt được 471 du khách tắm biển lọt vào ao xoáy; chuyển 19 du khách đến bệnh viện kịp thời cấp cứu; giữ và đưa 48 trẻ lạc về với gia đình.

Từ năm 2010 đến tháng 8.2015, tại TP.Vũng Tàu có gần 60 trường hợp tử vong do tắm biển. Một số du khách tắm biển quá sớm, lúc trời còn tối (4 -5 giờ) khi chưa có lực lượng cứu hộ ứng trực hoặc quá muộn (18 – 20 giờ). Nhiều người biết bơi nhưng chủ quan bơi xa, khi gặp các dòng chảy cuốn bị đuối sức trong khi lực lượng cứu hộ bơi ra không kịp. Một số du khách bị bệnh tim mạch, say xỉn nhưng vẫn xuống tắm biển.

Một giám đốc kinh doanh du lịch ở Bãi Sau cho biết tâm lý người dân, du khách tắm biển rất ngại đến bãi tắm có gắn cờ báo hiệu ao xoáy. Chính vì sợ mất khách, nhiều chủ bãi tắm không chịu cắm cờ báo hiệu nguy hiểm vào các ao xoáy. Chưa kể đến việc du khách còn bơi ra ao xoáy nhổ bỏ cờ báo hiệu…
NISAVA
“Hiện nay, lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp của Ban quản lý các KDL TP.Vũng Tàu có 33 người, được bố trí dọc ở Bãi Sau, đoạn từ chân núi Phan Chu Trinh đến KDL Vũng Tàu Paradise. Đây là lực lượng cấp cứu chính, mang tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đến nay trang thiết bị cứu hộ trang bị cho các cấp cứu viên còn nghèo nàn, chỉ có một cặp chân vịt. Bốn đài cấp cứu thủy nạn đặt dọc Bãi Sau dài 3km nhưng mới chỉ được trang bị một ca nô cứu hộ. Do đó, công tác cứu hộ chủ yếu dùng sức người là chính”, ôngTrần Văn Trường, Giám đốc Ban quản lý các KDL TP.Vũng Tàu cho biết.

Theo Minh Anh (New Zing)
NISAVA TRAVEL!

Trong lúc tắm biển, nếu cảm giác nước xoáy mạnh, cát dưới chân sụt dần có nghĩa là đang lọt vào ao xoáy, cần nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực. Ao xoáy thường nông ở phần cửa và sâu dần về phía đuôi. Nhưng do phần đuôi của ao xoáy luôn hướng ra biển nên khi thủy triều xuống nhanh hoặc sau mỗi đợt sóng đập vào bờ kéo nước ra, lực hút từ các ao xoáy rất lớn.

Người biết bơi nếu rơi vào vùng xoáy, cần bình tĩnh, thả lỏng người, giữ cho cơ thể nổi. Theo quán tính, người tắm biển sẽ bị đẩy ra rất xa bờ nhưng khi thoát khỏi dòng nước ấy, chỉ cần hít thở đều rồi từ từ bơi vào bờ sẽ an toàn tính mạng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *