Nước mắm – loại nước chấm quốc hồn quốc túy – không chỉ là một loại gia vị mà đã trở thành một biểu tượng của ẩm thực Việt Nam.
Cách dùng
Với nước mắm, nên nêm vào món ăn khi đã chín rồi bắc ra ngày vì đun lâu quá sẽ mất hết chất bổ có trong nước mắm. đặc biệt là khi nấu canh chua, làm như thế mới giữ được chất đạm, vitamin A, D, và B12 có trong nước mắm.
Canh chua dứt khoát phải ăn với nước mắm y, có khi cho chút chanh, ớt, nếu dùng bất kỳ thứ nước chấm nào khác cũng đều hỏng.
Bánh cuốn, chả giò, bánh xèo, cơm tấm phải ăn với nước chấm pha chua ngọt.
Nước mắm ngò, nước mắm cà, nước mắm thơm thích hợp với cá biển, mực, ốc vì nó làm tăng hương vị hải sản lại dễ tiêu hóa.
Món cá thì lại khác, mỗi loại cá đều có một loại nước mắm khác nhau. Cá trê nướng thì có nước mắm gừng, cá rô nên ăn bằng nước mắm xoài, hay nước mắm me thì chuyên trị các món lươn…
Tùy theo mỗi món ăn mà người ta pha chế các loại nước chấm có độ đậm, nhạt khác nhau. Do đó, bạn chỉ cần dùng loại nước mắm khoảng 25 độ đạm để pha chế nước chấm đảm bảo thơm ngon.
Cách bảo quản nước mắm
Luôn bảo quản nước mắm nơi thoáng mát và vặn chặt nắp khi đang sử dụng để tránh côn trùng xâm nhập.
Kiểm tra màu sắc của nước mắm hoàn toàn có thể nhìn bằng mắt thường và qua vỏ chai. Nếu thấy màu nước mắm từ vàng – vàng rơm – cánh gián – trong suốt, bạn có thể yên tâm sử dụng.
Nếu chai nước mắm có màu xanh xám hoặc đậm đen thì coi chừng đã hỏng.
Muốn kiểm tra thật chuẩn màu của chai nước mắm, nên để chai đối diện với nguồn sáng. Lắc chai mạnh, sau đó dốc ngược, để đối diện với nguồn sáng, nếu thấy có những cợn nổi lập lờ, nghĩa là có dấu hiệu kết tủa. các chất kết tủa này có thể là tự nhiên phát xuất từ xương cốt của con cá thuộc từng vùng biển nguyên liệu, mùa vụ … hoặc lỗi ở khâu chế biến.
Nếu đúng vậy chỉ cần dùng khăn vải dày lược lại. nếu mắm vẫn trong, không có mùi lạ thì yên tâm sử dụng. tuy nhiên, cũng không loại trừ việc một số cơ sở sản xuất đã thêm phụ gia khác trong quá trình chế biến.
Nguồn: https://nisava.com/