Miền Tây là vùng đất “tự sinh” nhiều ngôi chợ mang những cái tên đặc biệt. Thường người ta không dùng từ hoa mỹ để đặt tên cho các chợ quê mà chủ yếu dựa vào đặc điểm hay hoạt động trao đổi, mua bán mà gọi thành tên. Cùng Dân Việt điểm danh những ngôi chợ mang những cái tên thú vị nhất, là điểm đến hấp dẫn khách phương xa lần đầu đặt chân đến miền Tây.

Chợ Bù Loong, duy nhất một mặt hàng

Chợ Bù Loong tọa lạc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên (An Giang), là điểm đến cho các thợ sửa xe, làm máy móc. Cũng được gọi là chợ, nhưng Bù Loong không trao đổi mua bán các mặt hàng như các chợ thông thường khác, mà chỉ có độc nhất 1 sản phẩm bằng kim loại, đó là bu lông, con tán, xích, nhông, đĩa…

Bà Trần Thị Sâm (59 tuổi), người bán bù loong thâm niên ở đây cho biết: “Có lần, nhiều khách du lịch nước ngoài đến đây nhưng họ chẳng hề mua được thứ gì, vì ở đây chỉ bán các loại… ấy mà thôi”.

Theo chia sẻ của một số người dân ở đây, chợ Bù Loong còn có tên gọi khác là “chợ trời”, do chợ này bán hầu hết các đồ kim loại, chủ yếu là để sửa xe, máy móc. Vậy mà, Bù Loong đã tồn tại ở phường Mỹ Long này gần 40 năm nay; từ khi nơi đây còn là một chợ làng quê, vắng người qua lại. Đến khi Mỹ Long được nâng cấp lên phường thì ngôi chợ nhỏ này nhộn nhịp hơn, nhưng đâu đó vẫn phảng phất cái đặc điểm thanh bình, dân dã của vùng quê miền Tây sông nước. NISAVA

Đi chợ Chồm Hổm để chiêm ngưỡng tư thế mua bán lạ nhất miền Tây

Trước đây, ngôi chợ này có tên là “chợ Chiều”, do hoạt động mua bán ở đây chỉ diễn ra vào buổi chiều. Nhưng sau một thời gian, chợ Chiều đã thay đổi tên, thành chợ Chồm Hổm để phù hợp với tư thế ngồi của những người sinh sống tại ngôi chợ “lạ” này.

Chợ Chồm Hổm tọa lạc trên Quốc lộ 53, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long). Là một ngôi chợ quê, nhưng nơi đây lại thu hút một lượng khách tham quan nhiều nhất trong các chợ quê ở huyện này. Anh Đoàn Hoàng Quân (35 tuổi), nhà ở gần chợ, cho biết: “Không biết từ bao giờ, chợ Chiều quê tôi đã đổi thành cái tên Chồm Hổm, có lẽ chính vì tư tế ngồi đặc biệt của người dân ở chợ nên mới có cái tên lạ này. Nhưng lạ thay, từ khi gọi là Chồm Hổm, hoạt động ở chợ cũng nhộn nhịp và sôi nổi hẳn”.

Được biết, chợ Chồm Hổm chỉ mua bán cán mặt hàng tươi sống, giá cả lại phải chăng nên thu hút rất đông lượng khách đến mua hàng. Theo anh Quân, người bán ngồi “chồm hổm” để bán hàng thì người mua cũng  phải “chồm hổm” để mua thôi, chứ đứng thì bất tiện.

Chỉ dùng 3 đồng bạc là có thể đi chợ Ba Đồng

Có thể nói, Ba Đồng là một ngôi chợ mang đậm chất sông nước nhiều nhất. Ai đã một lần đến ngôi chợ quê này, đều phải thốt lên vì giá cả của các mặt hàng rất rẻ. Chợ Ba Đồng nằm ở mé sông Măng, thuộc xã Chánh An, huyện Mang Thít (Vĩnh Long). NISAVA

Chị Cù Mỹ Dung (38 tuổi), sống ở gần chợ, cho biết: “Trước đây, nơi này chỉ là một nơi để trao đổi ít trái cây quê nhưng sau đó chú Hồ Văn Đồng đã tự mình đứng ra để thành lập ngôi chợ này và kể từ đó chợ phát triển hẳn lên. Cũng vì thế mọi người mới dùng tên của chú Đồng để đặt tên cho ngôi chợ, chú ấy thứ ba, nên gọi là chợ Ba Đồng”.

Theo một số người dân trong chợ cho biết, có lần một vị khách nước ngoài đến chợ, thấy trái cây chín mọng rất ngon, định mua về làm quà; gặp loại nào vị khách ấy cũng muốn mua, nhưng sau đó đi ra khỏi chợ mà không mua được thứ gì. Hỏi ra mới biết là ông ấy không có “3 đồng” nên không dám mua và cũng không hỏi han gì cả, vì vị khách này không thể nói tiếng Việt. Chị Dung cho biết thêm: “Gọi là Ba Đồng chứ cũng dùng tiền thông dụng để mua bán thôi, chứ thời này làm gì có 3 đồng bạc”.

Dạo quanh các chợ quê, điều đọng lại trong chúng tôi là những thú vị về các tên chợ “lạ”, độc đáo, bất ngờ. Nhưng dù có mang tên gì đi chăng nữa thì các ngôi chợ này cũng mang dáng dấp của sông nước và con người miền Tây, hiền hòa, chân chất.

Theo Hoàng Lê (Dân Việt)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *