Sử dụng gia vị đúng phương pháp, thứ tự và thời gian không những làm tăng sự thơm ngon mà còn giúp thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất.
Khi chiên trứng, cho hành vào lúc nào?
Theo thói quen, chúng ta đánh đều trứng với hành rồi mới chiên. Nhưng như vậy trứng và hành có thể chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không có dịp tỏa ra hết. Cách dùng đúng nhất là cho hành vào dầu trước, khi hành tỏa mùi thơm mới cho trứng vào để hai thứ đều có mùi thơm.
Hầm gà nên cho những thứ gì?
Khi hầm gà cho muối, rượu, hành, gừng thì mùi vị sẽ ngon nhất mà không cần thêm hạt tiêu, hoa hồi.
Tác dụng của rượu là khử mùi tanh, thời gian cho rượu vào phải căn cứ vào từng loại nguyên liệu và cách thức nấu. Ví dụ: kho cá, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, nấu canh thì đổ rượu vào lúc canh đã sôi.
Giấm
Giấm là loại gia vị ngon nhất cho các món ăn. Nó không những khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn vitamin của nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm chất xơ trong rau.
Thời điểm thích hợp nhất cho giấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong.
Ví dụ, khi xào khoai tây, xào giá, nên cho giấm vào ngay từ đầu để bảo vệ các loại vitamin và làm mềm chất xơ. Còn đối với món sườn xào chua ngọt thì nên cho giấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa giảm vị ngấy.
Gừng và hành
Gừng và hành trong món cá kho có thể khử mùi tanh, nhưng nếu thời điểm cho vào không đúng, tác dụng sẽ mất đi. Sau khi nồi cá sôi từ sáu tới bảy phút, cho gừng vào là hiệu quả khử tanh tốt nhất. Hành có thể cho vào sớm hơn, lúc đổ nước vào nồi cá kho. Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá là tốt nhất, vừa có thể làm cá thơm hơn, vừa làm cả con cá được chín đều và không bị vỡ.
CÁCH NÊM GIA VỊ CHO TỪNG LOẠI MÓN ĂN
Món ăn ngon nhờ có gia vị, gia vị làm tăng mùi vị của món ăn, kích thích tiết dịch vị tiêu hóa. Có nhiều loại gia vị chát, béo, ngọt, mặn, chua, đắng…, do đó nêm phù hợp với từng loại thực phẩm, đúng liều lượng và đúng lúc sẽ tăng thêm phần hấp dẫn cho hương vị và màu sắc của món ăn.
Sau đây là một số bí quyết nhỏ giúp bạn nêm gia vị vào thực phẩm, để không làm mất đi hương vị và bản chất của nó.
Món ướp
Tác dụng của ướp là cho thực phẩm được ngấm trước khi nấu nướng. Thời gian ướp cho mỗi món khoảng 20 phút đến 1 giờ, tùy theo loại thực phẩm.
Với thịt nên ướp theo thứ tự ngọt, béo, thơm, mặn.
Với thực phẩm tanh cần ướp chua, chát trước sau đó tới ngọt, béo.
Món xào
Các món xào thường chỉ dùng khi nóng và gia vị được nêm vào khi vừa chín tới.
Các thực phẩm dùng để chế biến món xào thường rất mau chín nên chỉ xào với ngọn lửa thật lớn và không nên chế biến quá lâu, vì để lau sẽ làm các món rau không còn độ giòn và màu xanh tươi nữa.
Món hấp, chiên
Dùng gia vị ướp bên ngoài thực phẩm để hấp, chiên. Món rau khi làm gỏi cũng cần tầm ướp và phải tẩm ướp rau riêng, nhân riêng.
Rau tẩm theo thứ tự: chua, ngọt, cay, mặn; với nhân là béo, thơm, mặn. Khi ăn mới trộn rau với nhân.
Riêng các món thịt chiên: thịt được ướp gia vị trước khi nhúng quá lớp bột áo (hay mè…).
Món canh
Muối I – ốt phải nêm sau khi nấu hoặc thức ăn đã chín để tránh nhiệt độ phân hủy I – ốt. Rắc hành, ngò hoặc tiêu… cho gia vị nổi lên trên món ăn sau khi nấu xong.
Một số tác dụng chính của gia vị:
Gia vị cay, thơm, chua, chát có tác dụng khử mùi tanh khi nấu canh cá.
Kho cá thêm gừng, khế, ớt, tiêu để khử mùi tanh của cá.
Thịt gà luộc cần cho thêm lá chanh.
Cá khô nên thêm đường cho dịu.
Gia vị ngọt giảm độ chua, mặn của thực phẩm.
Nguồn: https://nisava.com/