(KTO) – Cầu ngói cổ là những công trình độc đáo, đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chùa Thầy là nơi sở hữu hai cây cầu như vậy…

Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc ấy núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
Trong những nét kiến trúc làm nên nét đặc trưng của danh thắng chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), không thể không kể đến hai cây cầu ngói cổ Nhật Tiên và Nguyệt Tiên.

Hai cây cầu này nằm ở hai bên sân trước chùa, trong đó: cầu Nhật Tiên nối chùa với một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ.
NISAVA

Cầu Nguyệt Tiên nối làng xóm với chùa và vào đường lên núi Sài Sơn.

Theo sử sách ghi lại, hai cầu này do “Trạng Bùng” Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17, sau chuyến đi sứ nhà Minh.
NISAVA

Tương truyền, Phùng Khắc Khoan đã dùng thuật phong thủy để diễn giải rằng chùa Thầy được xây trên trán rồng, cầu Nhật Tiên và Nguyên Tiên có hình dáng cong cong, chính là cặp mí mắt rồng…

… Khoảng không mặt nước được ngăn cách với hồ Long Chiểu bởi hai cây cầu chính là cặp mắt rồng.

Vẻ tổng thể, hai cây cầu được xây theo kiến trúc Thượng Gia Tạ Kiều (trên nhà, dưới cầu), mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài.
NISAVA
Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp được làm rộng ra để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương.

Trước mỗi cầu đều có một cặp rồng đá cổ.

Cầu ngói vốn là dạng kiến trúc phổ biến của làng xóm, hiếm khi hiện diện trong các chùa chiền của người Việt xưa. Vì vậy, việc xuất hiện trong một không gian Phật giáo đã đem lại sự đặc biệt cho hai cây cầu ngói của chùa Thầy.

Điều này vừa là một minh chứng cho sự giao hòa giữa đạo Phật với văn hóa truyền thống của người Việt, vừa thổi vào những ý nghĩa mới cho cây cầu ngói truyền thống.
NISAVA
Trong một không gian nhuốm màu Phật pháp, hai cây cầu đã trở thành cầu nối thế giới trần tục của con người với thế giới thanh tịnh của nhà Phật.

Theo truyền thống, những Phật tử vào chùa làm lễ khi đi qua cầu sẽ cầu chúc những điều tốt lành cho gia đình, người thân.
NISAVA
Việc đặt tên cầu dựa trên biểu tượng Nhật – Nguyệt (mặt trời, mặt trăng) cũng có ý nghĩa hai cây cầy tượng trưng cho hai mặt Âm – Dương hòa hợp tạo nên sự cân bằng cho trời đất, vạn vật.

Đối với người dân trong vùng, hai cây cầu ngói của chùa Thầy vừa là cầu, vừa là quán: Vừa là lối đi lại, vừa là chỗ ngồi nghỉ ngơi, hóng mát…

Theo Quốc Lê (Kiến Thức)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *