Vùng đất Phú Yên hẹp, nắng gió và mưa bão liên miên nhưng bù lại có nhiều đặc sản nức tiếng cả nước. Và, bánh ướt là một trong những món được nhiều người công nhận là món ngon của vùng đất này.

Tuỳ theo mỗi vùng miền mà bánh ướt có tên gọi, cách chế biến và cách ăn khác nhau. Riêng cách chế biến có thể gần giống nhau, còn cách ăn thì không hẳn vậy vì gu ẩm thực và sản vật có được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau. Ví dụ, vùng phía Bắc người ta gọi bánh ướt là bánh cuốn, bánh này thích hợp cuốn với nhân thịt, nhân tôm hoặc trứng ăn với nước chấm ngọt dịu cùng Rau sống. Người dân thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) gọi loại bánh này là bánh quấn, ăn kèm với thịt lợn đồi nướng phải nói là ngon thật. Người xứ Nghệ gọi là bánh mướt, ăn với canh gà, lòng heo. Trở vào trong nữa, người Phú Yên, Bình Định gọi là bánh ướt.

Ở đây, bánh ướt có nguồn gốc từ cách làm bánh tráng. Ngày xưa, người làm bánh tráng thấy bánh mới tráng nóng hổi, trắng ngần ngon lành bèn ăn nóng chứ không đem phơi. Thấy ngon, có lý, rồi dần dà bánh tráng nóng thành tên bánh ướt, tức bánh còn ướt chứ chưa được phơi khô thành bánh tráng.

Và không biết từ khi nào, bánh ướt có “duyên nợ” với người nơi đây, thoát ra khỏi bữa ăn gia đình, được dùng đãi khách gần xa và vươn lên thành đặc sản của người Phú Yên. Bây giờ, Phú Yên có nhiều làng bánh tráng nổi tiếng cả nước và món bánh ướt họ hàng với bánh tráng cũng không thua kém món… đàn anh. NISAVA

Bánh làm bằng bột gạo, tráng chín vớt ra trắng ngần mịn màng. Có người giàu tưởng tượng, ví tấm bánh ướt như làn da thiếu nữ xứ lạnh, mát mẻ dịu dàng đến nỗi chỉ nhìn thôi cũng đủ động lòng.

Các động tác tay mở nắp nồi bánh, cầm que nan dẹt vót thật mỏng vớt bánh, tay kia thoăn thoắt múc bột tráng đều trên làn khói nghi ngút kịp cho khách dùng mới thấy hết sự điệu nghệ của người đổ bánh. Rồi khéo tay gấp chiếc bánh làm tư, dùng cái muỗng nhỏ múc hẹ đã phi dầu trong tô thoa đều lên chiếc bánh. Loại rau hẹ trồng ở quê tươi tốt xanh mướt nên hương thơm đậm đà. NISAVA

Nước chấm bánh ướt đa dạng nhưng ngon và đậm đà nhất là các loại mắm gia truyền như mắm cá cơm, cá sặc, cá mành; tuyệt nhất là các loại mắm sò, mắm dắt. Hai loại mắm này được ngư dân Phú Yên chính hiệu chế biến từ con sò, con dắt (một loại như con hến) sống dưới đầm Ô Loan – đầm cho sản vật ngon đáo để.

Tiếng ngon của loại mắm này vang xa tận các thành phố lớn và tới cả bên trời Tây. Việt kiều về quê mua mắm sò, mắm dắt bỏ keo gói kỹ năm bảy lớp bao, vấn băng keo vít kín cho vào vali… xuất ngoại làm món quà quý.

Theo báo Quảng Ngãi
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *