(Tiếp theo) Đây là thị xã Phước Long, những thông tin từ mạng về nơi này như sau:
Phước Long là một thị xã thuộc tỉnh Bình Phước. Phước Long được thành lập từ ngày 11 tháng 8 năm 2009, phía đông giáp huyện Bù Đăng, các phía Bắc, Tây và Nam giáp huyện Bù Gia Mập.
< Bọn mình dẫn xe ra khỏi nhà trọ và đi. Lúc này chỉ mới 1h30 trưa, nắng nóng kinh khủng.
Huyện Phước Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 huyện Bù Đốp, Phước Bình và Bù Đăng theo Quyết định số 55-CP ngày 11 tháng 3 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ. Lúc ấy huyện Phước Long thuộc tỉnh Sông Bé.
< Bà xã mình nhắm trước tiên là chỗ này: Trường PT Dân tộc Nội trú xã Phước Long. Đem theo mấy ký kẹo và bánh, vậy nhưng nhìn vào không thấy học sinh nào – thật tiếc, có lẽ cuối tuần nên các em đã về nhà hết rồi…
Năm 1988, nhập xã Phú Riềng từ huyện Đồng Phú vào huyện Phước Long. Từ năm 1997 huyện Phước Long thuộc tỉnh Bình Phước mới được tái lập. Ngày 9 tháng 2 năm 1987 tách một số xã của 2 huyện Phước Long và Bình Long để lập huyện Lộc Ninh.
< Trước chuyến đi đã nghe nói về cà phê Thượng Nguồn tại Phước Long, vậy nên chỗ ni là điểm ghé tiếp theo.
Dẫn xe vào bãi (không phí), bọn mình gọi nước (25k cho một chai chanh soda + ly cà phê đá) rồi theo những bậc thang đá xuống suối – Vị trí quán này ở đây.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP, huyện Phước Long được tách thành thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập. Thị xã Phước Long mới thành lập thuộc tỉnh Bình Phước trên cơ sở điều chỉnh 11.883,93 ha diện tích tự nhiên và 50.019 nhân khẩu của huyện Phước Long.
< Dòng thác giả của quán: cục mịch nhưng cũng làm giảm cái nóng phần nào trong mùa hè, nước được cung cấp bằng hồ nước phía trên…
Địa giới hành chính của thị xã Phước Long: Đông giáp huyện Bù Đăng, Tây, Nam, Bắc giáp huyện Bù Gia Mập. Thành lập các phường thuộc thị xã Phước Long: bao gồm phường Long Thủy, Thác Mơ, Sơn Giang, Phước Bình, Long Phước. Như vậy thị xã Phước Long có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường nói trên và hai xã là Long Giang và Phước Tín.
< Dòng suối ngoài kia cạn nước do mùa khô, cũng do đập thủy điện Thác Mơ trên kia không xã nước. Vậy nhưng cũng có một vài cặp tình nhân đang săn ảnh.
< Lựa chỗ ngồi mà mình thích rồi an tọa. Tiếp viên của quán sẽ bưng thức giải khát xuống tận nơi.
Ảnh là một trong những hồ nước nhỏ, ven chỗ bọn mình ngồi – người ta xả nước ở hồ trên kia xuống đây, hồ này tràn chảy xuống dòng thác nhân tạo bên dưới, từ dưới lại bơm nước lên hồ trên cao…
< Mình săn ảnh. Cô bé bên cạnh thật dễ thương nhưng mình chụp… hư, tệ thật!
Huyện Phước Long (cũ) còn lại 173.612,94ha đất tự nhiên và 147.967 nhân khẩu được đổi tên thành huyện Bù Gia Mập. Huyện Bù Gia Mập có 18 đơn vị hành chính là: xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập, Bình Thắng, Đức Hạnh, Phú Văn, Phú Nghĩa, Đa Kia, Phước Minh, Bình Tân, Bình Sơn, Long Bình, Phước Tân, Long Hưng, Bù Nho, Long Hà, Phú Riềng, Phú Trung và xã Long Tân. Huyện Bù Gia Mập Đông giáp huyện Tuy Đức (tỉnh Đăk Nông) và huyện Bù Đăng; Tây giáp huyện Hớn Quản, Lộc Ninh và Bù Đốp, Nam giáp huyện Đồng Phú, Bắc giáp nước bạn Campuchia.
< Nhúm ráng ký sinh bên gốc si già.
Sau khi thực thi Nghị quyết này của Chính phủ, tỉnh Bình Phước sẽ có 10 đơn vị hành chính trực thuộc đó là: thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện: Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng.
< Dòng suối đá ngoài kia cũng có cái đẹp… không nước. Theo người địa phương: đây là dòng sông Đăk R’lấp, trước kia vẫn chảy vào hồ Thác Mơ.
< Vậy nhưng dấu tích dòng nước vẫn lộ rõ: nước chảy đá mòn, tạo ra vô số những lỗ hổng tròn kỳ lạ.
< Dưới kia, người ta đang chụp hình cô dâu chú rể.
Các điểm tiềm năng du lịch tại Bình Phước có thể kể như:
– Hồ suối Lam: ở khu vực xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước (trên đường bọn mình đi có chạy ngang qua).
– Thác số 4: ở khu vực Quản Lợi, huyện Hớn Quản.
– Hồ Sóc Xiêm: ở khu vực Lợi Hưng, huyện Hớn Quản…
< Một trong những mái nhà cho khách ngồi hóng… nắng. Thật vậy đấy, không có miếng gió nào cả. Nhiệt độ lúc này trong bóng râm có lẽ không kém thân nhiệt mình là bao.
– Tràng Cỏ Bàu Lạch: ở khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng (mùa khô, trảng cỏ cháy vàng, không đẹp như mùa mưa).
– Khu vực núi Bà Rá: ở khu vực Thị xã Phước Long – Bình Phước (bọn mình sẽ lên núi ngày hôm sau).
– Hồ Thác Mơ: hồ thủy điện (rộng lớn nhưng mùa khô giảm diện tích nhiều)…
< Vậy nhưng mình không nề hà gì, vẫn có những quang cảnh đẹp đó chứ.
– Thác Dakmai: ở khu vực Thị xã Phước Long.
– Thác Đứng: ở khu vực xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng.
– Thác Voi: ở khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng.
– Rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên: ở khu vực huyện Bù Đăng và Đồng Phú.
– Đập Bà Mụ: ở khu vực huyện Đồng Phú.
< Một trụ sắt được dựng giữa lòng suối cạn, không biết để làm gì. Tít xa là cầu Thác Mẹ (bọn mình sẽ ghé sau).
– Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: ở khu vực xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập.
– Cầu 38: ở khu vực xã Minh Hưng và Đức Liễu, huyện Bù Đăng.
– Thác Mơ: nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Bà Rá, ven chân núi…
Riêng về các thác tại Bình Phước thì mùa khô không có hoặc có rất ít nước. Muốn thưởng lãm, bắt buộc phải đi vào mùa mưa.
< Vô số những hòn đá có hình dáng lạ kỳ dưới lòng suối cạn.
< Những cô bé tuổi teen chạy loanh quanh phía trên.
< Đá và những vũng nước còn lại. Bây giờ thủy điện ‘xả một phát’ là mình… đi luôn, hết còn than thở mãi câu chuyện ‘thủy điện giết thác’!
< Cầu Thác Mẹ nhìn rõ hơn ở vị trí này đây.
< Dòng nước ít ỏi đang rỉ rả tuông chảy theo vách đá.
< Nhìn về hướng thượng nguồn. Nếu đi theo dòng sông này sẽ qua mấy cái thủy điện là Thác Mơ, Bù Cà Mau… rồi gặp tiếp hồ thủy điện Cần Đơn cạnh rừng QG Bù Gia Mập.
< Hơn 2h30, bọn mình lấy xe rồi trở ra. Con dốc đất đỏ vào cà phê Thượng Nguồn khá dốc nên nửa kia… đi bộ.
< Nhờ đi bộ nên mới chộp được tấm ảnh này: mình mãi tít phía trên đầu dốc.
< Trở ra đường Hồ Xuân Hương, bọn mình chạy qua khu vực cáp treo núi Bà Rá (chỗ này sẽ lên sau vậy) và tìm nhánh rẽ trái qua cầu Thác Mẹ – vị trí cầu tại đây.
< Trên cầu, nhìn về phía thượng nguồn…
< … và hạ nguồn: lòng sông trơ đá đỏ, quán Thượng Nguồn tít đàng kia.
< Cầu Thác Mẹ đây, chỉ giới hạn 10T. Vậy nhưng ‘xe bự’ vẫn chạy ngang khiến cây cầu cứ rung rung…
Lúc về bọn mình sẽ đi bằng con đường này xem nó thế nào, còn bi giờ thì trở ra viếng Đức Mẹ Vô nhiễm Thác Mơ phía bên kia đường – vị trí tại đây.
Đức Mẹ Thác Mơ là tên gọi một tượng đài dành kính Đức Mẹ Maria của người Công giáo được xây dựng tại thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long (nay là Phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Đây là trung tâm hành hương của Giáo phận Buôn Mê Thuột.
< Ở đây có khuôn viên rộng, rất nhiều ghế đá xếp đều hai bên, dưới những tàn cây xanh mát.
Ngày 8 tháng 12 năm 1960, Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm lễ đặt tượng và khánh thành Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Thác Mơ. Tượng đài Đức Mẹ Thác Mơ được bao quanh bởi ngọn Bà Rá hùng vĩ và dòng sông Đăk R’lấp.
Suốt một thời gian dài sau năm 1975, tượng đài Đức Mẹ Thác Mơ hầu như ít người ghé thăm. Từ năm 1991, Giáo phận Ban Mê Thuột tiếp nhận Hạt Phước Long, Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Thác Mơ mới bắt đầu lập lại chương trình hành hương cấp giáo phận do Giám mục giáo phận chủ sự vào ngày lễ trọng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm (8 tháng 12).
Ngày 25 tháng 5 năm 1995, linh mục Phaolô Võ Quốc Ngữ đã tiến hành trùng tu, trồng thêm cây xanh, sửa sang lối đi, sân vườn. Năm 2004,linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc xây dựng lễ đài, tường rào và cổng chính của Trung tâm hành hương.
Ngày 1 tháng 9 năm 2006, Tòa Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột đã ra văn thư số 12/06/VT về việc nâng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Thác Mơ trở thành Trung tâm hành hương cấp Giáo phận và trao quyền Phụ trách Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Thác Mơ cho Linh mục Quản xứ giáo xứ Phước Long.
Từ đầu năm 2008 đến nay, cứ vào ngày 13 hàng tháng, các giáo xứ trong Giáo hạt Phước Long luân phiên phụ trách thánh lễ đồng tế cho các phái đoàn hành hương từ các nơi đổ về tôn kính Mẹ. Cùng với Đức Mẹ Giang Sơn, đây là một trong hai trung tâm hành hương cấp giáo phận của Giáo phận Buôn Mê Thuột.
< Chơi một hồi rồi mình chạy ra. Vẫn theo con đường trên, chạy thêm một đoạn nữa sẽ đến một ngã 4 có bùng binh cỏ chính giữa. Đi ngã nào đây?
Bản đồ Wikimapia mà mình có chụp sẳn nhưng bỏ ở nhà nghỉ, chỉ nhớ loáng thoáng rằng có một ngõ dẫn lên đồi Bằng Lăng, hai ngõ còn lại là con đường chạy quanh núi: nhánh trái có lối dẫn ra trung tâm thị xã, lối còn lại thì có nhánh rẽ ra Phước Sơn, Phước Lộc, Phước Tín…
Mình thử lên đồi Bằng Lăng trước cái đã.
Còn tiếp
Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6 – Phần 7
Điền Gia Dũng
NISAVA TRAVEL!