Trong nhiều món ẩm thực ở vùng đất phía Tây Bắc này, khoai sọ được nhắc đến nhiều bởi nét đặc sắc của nó. Loại khoai này thường do người Dao trồng. Người ta không thể mô tả hình dạng của nó nên bảo nó dị hình.
< Những củ khoai sọ vùng Tây Bắc.
Khoai sọ thường có màu tím và trắng nhưng khoai sọ này lại có màu vàng vàng như thể ai ướp bột nghệ vào khoai. Chẳng biết có một “lời nguyền” gì hay không mà khoai chỉ có người Dao mới trồng được. Nhiều nơi thấy khoai ngon, mang giống về trồng thì không ra củ. Nhưng khi trồng ở Chiềng Sại, Chiềng Chung, khoai sọ cho năng suất cao, chất lượng tốt.
< Khoai sọ nấu với thịt sườn heo non.
Khoai sọ thường được chế biến thành những món ăn cho các bữa ăn chính trong gia đình. Nhưng ngày nay, khoai sọ “của người Dao” đã trở thành đặc sản, giá cả trở nên đắt đỏ nhưng ai cũng chấp nhận điều đó và sẵn sàng chi tiền để thưởng thức.
Khoai sọ nấu canh với thịt sườn heo non thì còn gì bằng. Khoai dẻo như không thể dẻo hơn được nữa. Nấu lâu trên bếp, khoai mềm và dẻo thấm gia vị và vị ngọt của sườn non tạo nên món ăn đậm đà. Đầu bếp không dùng hành và ngò rí để nêm canh mà dùng rau thì là để tạo vị đặc trưng riêng. Quả thật, canh khoai sọ nấu rau thì là càng kích thích mũi và lưỡi thèm ăn của thực khách.
< Bánh khoai sọ.
Ngoài nấu canh, khoai sọ còn được dùng làm món bánh hay chiên như khoai tây. Người ta còn cắt khoai thành những miếng nhỏ hấp cơm và ăn với muối vừng. Vào những ngày lễ Tết, cúng quải, món khoai sọ không thể thiếu.
NISAVA TRAVEL! – Theo Quy Đề (báo Cần Thơ), internet