Sáng sớm, rời nhà vượt qua khu trung tâm Q4 để hướng về hầm Thủ Thiêm. Dạo ni, đường quá cầu Phú Mỹ đang được nâng cấp mở rộng nên bọn mình ít đi con đường này do bầy hầy, bụi mù. Cách tránh né đơn giản là chui hầm sông Sàigòn vậy.

< Đường Nguyễn Tất Thành, quận 4. Mé bên phải là cảng Sàigòn.

Quận 2 là nơi bọn mình thích đến, đơn giản chi do nơi này còn thưa vắng, còn trời đất mênh mông chứ không ‘đất chật người đông’ như nội thành Sàigòn. Ngoài Huyện Nhà Bè, một ít chỗ bên Q7 thì tại Q2: ta có thể ngửi được mùi hoa đồng cỏ nội nhất là buổi sớm mai hay giấc tối.

< Sắp chui gầm cầu Calmette, trước mặt là tòa cao ốc 42 tầng Saigon One Tower đang xây dựng dở dang do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Phía phải là Khu lưu niệm Nhà Rồng.

Quận 2 là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 2 là quận mới đô thị hóa, nơi có Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai gần là trung tâm tài chính thương mại mới của Thành phố Hồ Chí Minh.

< Chạy trên đường Bến Vân Đồn để qua cầu Calmette. Phía phải là cây Cầu Mống đi bộ lẫn khuất trong những tàng cây. Ngày xưa, Cầu Mống có thể chạy xe qua, dưới đầu cầu phía Ngân Hàng Quốc Gia là hầm để xe của chính nơi phát hành đồng tiền này.

< Vượt cầu Calmette, rẽ phải xuống hầm Thủ Thiêm. Chính giữa là tòa tháp Bitexco Financial Tower hình cánh sen.
Người không quen hay chạy lộn khúc này: muốn qua hầm phải chạy nhánh trái còn muốn đến quận 1 thì nhánh phải – chạy sai chỉ có nước đi ngược chiều hay phi thêm hàng cây số nữa để đi đúng đường.

< Cửa hầm Thủ Thiêm bên phía quận 1, lúc này mình thả dốc ro ro…
Nhớ bật đèn xe lên nhé, đèn chiếu gần.

< Bên kia hầm là đường Mai Chí Thọ rộng thênh thang, kéo dài đến xa lộ Hà Nội.

Quận 2 là một trong năm quận nằm ở phía Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh: Phía Bắc giáp quận Thủ Đức, phía Nam giáp sông Sài Gòn, ngăn cách với quận 7, sông Nhà Bè, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, phía Tây theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt ngăn cách với quận Bình Thạnh, quận 1 và quận 4 bởi sông Sài Gòn, phía Đông giáp quận 9.

< Qua hầm rồi, muốn trở ngược lại công viên đầu hầm thì phải chạy đến ngã 4 khu dự án Đại Quang Minh để quay đầu. Lúc này chỉ hơn 6h. ‘Nửa kia’ đang bách bộ phía xa xa…

Địa bàn quận 2 từ năm 1997 đến nay khác hẳn với quận 2 cũ trước năm 1976. Trong giai đoạn 1967-1976, một phần nhỏ địa bàn quận 2 ngày nay chính là quận 9 (quận Chín) cũ của Đô thành Sài Gòn và sau đó là Thành phố Sài Gòn – Gia Định. Quận 9 khi đó gồm 02 phường: An Khánh và Thủ Thiêm.

< Tấp vào lề đường đầu cầu Kênh 1 hứng gió ban mai, trời sớm vẫn còn lành lạnh. Con xế khá lâu rồi chả được vùng vẫy, bạn nhỉ?

Quận 2 cũ, trước năm 1976:

– Thời Pháp thuộc

Tháng 9 năm 1889, thành phố Sài Gòn được chia thành hai quận cảnh sát (arrondissement policier): Quận 1 và Quận 2, đứng đầu mỗi quận cảnh sát là vị Quận trưởng cảnh sát (Commissaire).

< Cỏ cây ven đường còn đọng sương. Sương hay những giọt nước của cơn mưa tối hôm qua cũng không chừng, màu xanh cỏ cây mơn mởn…

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là “Địa phương”) Sài Gòn – Chợ Lớn (Région Saigon – Cholon ou Région de Saigon – Cholon). Quận 2 thuộc Khu Sài Gòn – Chợ Lớn.

< Lưa thưa xe chạy trên đường, chuẩn bị vào ngày mới. Không nhiều xe do chưa đến giờ cao điểm.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG cải danh Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Lúc này, quận 2 thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

< Những bồn cây ven đường Mai Chí Thọ. Nhiều lắm, chắc đến số ngàn.

– Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 2 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.

< Công viên đầu hầm sông Sàigòn, hướng nhìn xuôi ra của hầm. Sáng sớm vắng teo, mà giấc cao điểm nhất cũng không đông người ở điểm này.

< Công viên hướng nhìn về sông Sàigòn. Sâu dưới đất, nơi vị trí mình đứng là các làn đường hầm xe chạy đấy.

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 2 (quận Nhì) trùng với địa giới quận Nhì cũ; có 04 phường: Chợ Bến Thành, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, Nhà Thờ Huyện Sĩ.

< Nhìn xuống các land ở cửa đường hầm sông Sàigòn.

Năm 1962, quận Nhì lập thêm 03 phường: Bùi Viện, Nguyễn Cảnh Chân và Nguyễn Cư Trinh. Như thế lúc này quận có 07 phường.
Năm 1972, đổi tên phường Chợ Bến Thành của quận Nhì thành phường Bến Thành.

< Nếu ta là dế mèm thì sẽ nhìn thấy thế này đây.

Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 2 (quận Nhì) gồm 07 phường: Bến Thành, Bùi Viện, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho, Nhà Thờ Huyện Sĩ, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cư Trinh.

< Chạy thêm một đoạn ngắn ra công viên phía bờ sông: đây là chốn tụ tập của các cua rơ nghỉ chân sau cữ dượt sáng.

Giai đoạn 1975-1976

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập.

< Mặt trời vẫn chưa lên. Máy ảnh lâu ngày không xài nên sai mất giờ nhưng chắc chỉ tầm 6h15.
‘Cục’ vuông trong ảnh là nhà máy lọc gió của hầm (Ventilation shaft), phía quận 2.

< Từ đây nhìn qua trung tâm thành phố hoa lệ.

Lúc này, quận 2 (quận Nhì) thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định cho đến tháng 5 năm 1976. Đồng thời, có những điều chỉnh do phường hiện hữu có diện tích quá nhỏ hoặc tương đối ít dân cư như, trong đó quận Nhì sáp nhập phường Bến Thành vào phường Nhà Thờ Huyện Sĩ, phường mới mang tên phường Huyện Sĩ. Như thế lúc này quận Nhì còn 06 phường.

< Lang thang trong công viên đầu hầm.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, quận Nhất và quận Nhì cũ hợp nhất lại thành quận 1 cho đến ngày nay. Như vậy quận 2 cũ bị giải thể vào năm 1976.

< Hóng gió thì hàng ngày nhưng chụp hình thì hiếm do lười mang theo máy ảnh.

Quận 2 mới, từ năm 1997 đến nay

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 03-CP về việc thành lập các quận, phường mới thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung về việc thành lập Quận 2 và các phường thuộc Quận 2 như sau:

< Những ngọn lá xanh mát mắt.

1.Thành lập Quận 2 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi thuộc huyện Thủ Đức. Quận 2 có 5.020 ha diện tích tự nhiên và 86.027 nhân khẩu.

< Bách bộ trong công viên. Xe cùi, mấy bữa trước lại dầm mưa nên đầy bùn đất, chả ma nào lấy đâu – mà ở đây giấc ni toàn cua rơ không hà.

2.Thành lập các phường thuộc Quận 2 như sau:

a) Thành lập phường An Phú trên cơ sở 1.042 ha diện tích tự nhiên và 6.724 nhân khẩu của xã An Phú.
Phường An Phú có 1.042 ha diện tích tự nhiên và 6.724 nhân khẩu.

< Hoa thì tầm thường nhưng vẫn rực rỡ trong ánh ban mai…

b) Thanh lập phường Thảo Điền trên cơ sở 375 ha diện tích tự nhiên và 6.714 nhân khẩu của xã An Phú.
Phường Thảo Điền có 375 ha diện tích tự nhiên và 6.714 nhân khẩu.

c) Thành lập phường An Khánh trên cơ sở 169 ha diện tích tự nhiên và 12.865 nhân khẩu của xã An Khánh.
Phường An Khánh có 169 ha diện tích tự nhiên và 12.865 nhân khẩu.

< Một bồn lớn đầy hoa hồng nhé!

d) Thành lập phường Bình Khánh trên cơ sở 226 ha diện tích tự nhiên và 6.580 nhân khẩu của xã An Khánh.
Phường Bình Khánh có 226 ha diện tích tự nhiên và 6.580 nhân khẩu.

e) Thành lập phường Bình An trên cơ sở 169 ha diện tích tự nhiên và 6.774 nhân khẩu của xã An Khánh.
Phường Bình An có 169 ha diện tích tự nhiên và 6.774 nhân khẩu.

f) Thành lập phường Thủ Thiêm trên cơ sở 135 ha diện tích tự nhiên và 9.325 nhân khẩu của xã Thủ Thiêm.
Phường Thủ Thiêm có 135 ha diện tích tự nhiên và 9.325 nhân khẩu.

g) Thành lập phường An Lợi Đông trên cơ sở 385 ha diện tích tự nhiên và 5.068 nhân khẩu của xã Thủ Thiêm.
Phường An Lợi Đông có 385 ha diện tích tự nhiên và 5.068 nhân khẩu.

h) Thành lập phường Bình Trưng Tây trên cơ sở 222 ha diện tích tự nhiên và 7.832 nhân khẩu của xã Bình Trưng.
Phường Bình Trưng Tây có 222 ha diện tích tự nhiên và 7.832 nhân khẩu.

< Zoom gần lại có thể thấy rõ cầu Phú Mỹ.

i) Thành lập phường Bình Trưng Đông trên cơ sở 345 ha diện tích tự nhiên và 10.496 nhân khẩu của xã Bình Trưng.
Phường Bình Trưng Đông có 345 ha diện tích tự nhiên và 10.496 nhân khẩu.

k) Thành lập phường Cát Lái trên cơ sở 669 ha diện tích tự nhiên và 6.567 nhân khẩu của xã Thạnh Mỹ Lợi.
Phường Cát Lái có 669 ha diện tích tự nhiên và 6.567 nhân khẩu.


< Nhà hàng Elisa ngay cảng Nhà Rồng có hình dáng như con tàu, mập ú!

l) Thành lập phường Thạnh Mỹ Lợi trên cơ sở 1.283 ha diện tích tự nhiên và 7.091 nhân khẩu của xã Thạnh Mỹ Lợi.
Phường Thạnh Mỹ Lợi có 1.283 ha diện tích tự nhiên và 7.091 nhân khẩu.

Đến với quận 2 ngày nay, du khách có thể tham quan nhiều công trình kiến trúc tôn giáo văn hoá như: đình Bình Khánh, chùa Thái Nguyên, chùa Đông Hưng… cùng nhiều địa điểm thú vị khác.

< Ngửi mùi hoa nguyệt quế lần nữa rồi về em nhé, về ghé ngang đi chợ Xóm Chiếu luôn.

Cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh, quận 2 có vị trí quan trọng, sẽ là trung tâm mới của thành phố sau này, đối diện khu Trung tâm cũ qua sông Sài Gòn, là đầu mối giao thông về đường bộ, đường xe lửa, đường thuỷ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Quận 2 có tiềm năng về quỹ đất xây dựng, mật độ dân số còn thưa thớt, được bao quanh bởi các sông rạch lớn, môi trường còn hoang sơ nên đã nhân lên lợi thế về vị trí kinh tế của mình. Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ mới của thành phố sẽ mọc lên ở đây trong thời gian không xa nữa.

Tổng hợp từ Wikipedia, ảnh và ‘tán phét’ của ĐGD
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *