Ai lần đầu mới nghe tên trái quách chắc cũng không khỏi tò mò. Tò mò cũng đúng thôi vì loại cây này khá hiếm, không phải vùng nào cũng có.

Đã từng nghe nói nhiều nhưng trong chuyến đi miền Tây lần này tôi mới có dịp khám phá quách Trà Vinh.

< Lủng lẳng những trái quách trên cành.

Người dân ở đây rất tự hào về loại trái cây này không chỉ ở vị thanh ngọt, mát lành mà dường như với họ, hơn nửa thế kỷ qua, trái quách có mặt và trở thành một đặc sản độc đáo, góp phần làm phong phú hơn  danh sách trái cây nơi miệt vườn Trà Vinh.

Hiện nay, cây quách chỉ trồng rải rác trong các phum sóc  của người Khmer. Người dân Trà Vinh ưa trái quách mang về trồng, mỗi nhà chỉ vài cây quanh hè lấy bóng mát  vá trái. Khách du lịch ngang qua Cầu Kè  dễ dàng nhận diện cây quách đứng xen cùng các loại cây ăn trái bởi loại cây nầy thân to, tán rộng, được trồng thành hàng, đặc biệt những trái quách treo lủng lẳng trông như quả bóng nhựa, có nhiều hột nhỏ li ti trên thân màu xám. NISAVA

Gần giống như trái dừa đã già, không cần nhọc công trèo lên thân cao hái, trái quách khi chín tự rụng xuống đất.  Thịt trái quách được bao bọc bởi lớp vỏ cứng nên không dễ gì vỡ ra. Hằng năm cây cho cả trăm quả. Chủ vườn cứ ra gốc cây tha hồ mà nhặt lấy.

Quách mới rụng xuống (vừa chín tới) tuy đã thơm phưng phức nhưng thường người ta để dăm ba bữa, khi quách đã chín mùi, vỏ mềm mới dùng dao xẻ đôi trái, lấy muỗng múc hết ruột quách cho vào ly, thêm đường đánh tan đều,  cho đá đã đập nhỏ vào. Đơn giản thế mà lại có được một ly nước thanh mát  giải nhiệt. Những ai lần đầu thưởng thức, sẽ khó chịu đôi chút vì chưa quen mùi thơm, vị lạ đặc trưng của quách nhưng  uống rồi đến ly thứ hai, thứ ba thì thèm ngay.

Người sành quách không thể bỏ qua món rượu quách. Ở Trà Vinh, những ai trồng quách bao giờ trong nhà cũng có một thẩu rượu quách. Khi có khách quý hoặc người thân đến thăm thế nào cũng mang ra lai rai vài câu chuyện. Rượu quách không những thơm ngon, người uống nếu theo giờ giấc, liều lượng nhất định thì rượu không những là đặc sản mà còn là vị thuốc bổ, giúp con người ta cường gân cốt, bổ thận, nhuận tràng, dễ tiêu…

Thường người ta dùng rượu gạo hoặc nếp để ngâm. Có nhiều cách pha chế rượu quách. Chọn những quả chín  tròn trịa, mặt ngoài không có vết xước hay thủng sâu. Dùng ruột quách ngâm hòa cùng với rượu, hoặc bổ quả quách ra làm những miếng vừa cho vào chum rượu, cũng có thể dùng dao khoét vài lổ trên trái quách rồi để nguyện trái ngâm với rượu. Dù cách nào đi nữa khi thành phẩm rượu phải trong, còn nguyên mùi thơm của quách mới đạt.

Món độc đáo khác từ quách là ghém cùng mắm:  Mắm cá sặc, cá chốt hay cá trẽn trộn đường tỏi, ớt là loại thức chấm hấp dẫn được dùng với các loại rau sống như xà lách, cải thảo, bông súng… kèm thêm vài lát khế chua hoặc chuối chát để đậm vị. Thêm vào đó, người ta còn nạo cơm quách ra làm nhân cuốn chung trong rau và chấm mắm. NISAVA

Vị nồng của mắm hòa cùng vị chua ngọt của từng miếng cơm quách đặc sệt. Cái giòn giòn của lát khế chua, mùi thơm của những cọng rau tươi thấm dần qua đầu lưỡi. Trái quách khi ăn không làm thực khách ngán vì không béo, lại có vị chua thanh, rất thích hợp để đổi vị cho bữa cơm hàng ngày.

Rời xa vùng đất Trà Vinh, có lẽ trong mỗi chúng tôi không chỉ nhớ đến bánh tét Trà Cuốn, bánh canh Bến Có, bún nước lèo,…  mà còn nhớ hoài cái hương vị  thơm nồng của trái quách nơi đây.

Theo Xã Luận
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *