(TNO) Rémi Camus (29 tuổi), người Pháp, đã bơi dọc sông Mekong (tổng quãng đường 4.400 km) qua 5 quốc gia, ăn bờ ngủ bụi cạnh những bờ sông, để cảm nhận vẻ đẹp kỳ diệu của dòng Mekong và kêu gọi cộng đồng chú ý đến nhu cầu sử dụng nước an toàn của cư dân nghèo bên cạnh dòng sông.
Một ngày tháng 10.2013. Rémi mang theo chiếc xuồng của mình đến Tây Tạng. Đến đúng đoạn thượng nguồn Mekong anh đã tìm được, Rémi thả chiếc xuồng xuống sông, nhảy xuống và bơi đi. Chiếc xuồng của Rémi có trang bị một máy ảnh để anh có thể chụp ảnh quãng đường khi đang bơi. Trên mặt xuồng là pin mặt trời, để anh có thể tự sạc pin cho các thiết bị như máy ảnh, máy tính. Tất cả hành lý, điện thoại, laptop đều được anh gói trong một balô chống vô nước và đeo trên vai khi đang bơi.
< Thiết bị GPS là vật bất li thân của Rémi. Anh dùng thiết bị này để biết tốc độ mình đi, dự đoán nơi sắp đến, xem bản đồ dòng chảy và chọn luồng bơi để có thể đi nhanh hơn.
“Trong cuộc chạy xuyên Úc năm 2011, có những ngày ở giữa hoang mạc và phải uống chính nước tiểu của mình để sống, tôi đã nhận ra rằng ở rất nhiều nơi trên thế giới đang còn rất nhiều người chưa bao giờ có được nguồn nước an toàn để uống”. Chàng trai 29 tuổi người Pháp đã chia sẻ với Thanh Niên như vậy khi được hỏi về lý do anh thực hiện “hành trình liều lĩnh” này.
“Tôi chỉ muốn bơi”
Sau khi hoàn thành cuộc chạy bộ xuyên Úc dài 5.300 km, Rémi Camus dành hơn một năm 4 tháng để chuẩn bị cho chuyến bơi xuyên qua 5 quốc gia, chinh phục dòng sông Mekong dài gần 4.400 km.
Trong thời gian chuẩn bị, bốn người bạn thân đã giúp Rémi chế tạo chiếc xuồng cho anh. Đó là loại xuồng riverboard mà các tay mạo hiểm thường dùng để vượt sông, chỉ có mũi và thân, đuôi xuồng chính là chân của người bơi dùng để đạp nước.
Sau khi hoàn thành, xuồng được gia cố thêm bằng một số vật liệu dai và chịu lực mạnh để phòng khi Rémi bị va vào đá trên đường đi. Mũi xuồng được gắn thêm pin mặt trời để anh có thể sạc pin laptop, điện thoại ngay cả ở giữa những vùng rừng núi không có người ở. Hai bên thân xuồng được đặt thêm các hộp chống vô nước để đặt các thiết bị hoặc giấy tờ quan trọng.
Rémi kể, một ngày tháng 10.2013, anh leo lên xe bus từ thị trấn Deqen ở Tây Tạng và đi đến một quãng sông Mekong mà visa của anh cho phép.
Nhưng khi gần đến nơi, một nhóm cảnh sát trang bị súng ống đầy đủ ập lên xe. Họ yêu cầu anh khai báo mang theo gì và tại sao phải đến đây. Lúc đó, Rémi mang chiếc xuồng ra bờ sông Mekong (ở đây tên là Lan Thương) và nói: “Tôi chỉ muốn bơi”. Thế rồi, anh xuống nước, thả mình từ thượng nguồn Tây Tạng, bắt đầu chuyến chu du kỳ lạ.
“Mắc kẹt” ở Lào
Một đêm, khi đang tìm chỗ ngủ ở bờ sông Lan Thương, một nhóm ngư dân Trung Quốc mời Rémi vào nhà bè của họ. Họ mời anh ăn, cho anh uống bia. Và đúng lúc hơn 9 giờ tối, khi Rémi sắp ngủ gục trên bàn vì quá mệt, đột nhiên họ rủ anh đi… leo núi. “Tôi mặc bộ đồ bơi và sắp đi leo núi lúc 9 giờ tối, nhưng không sao, thôi thì cứ đi xem có gì. Thật là kỳ lạ”, Rémi nhớ lại.
< Những ngày ở Lào của Rémi là quãng thời gian khó khăn. Khó khăn lớn nhất là bàn chân anh bắt đầu sưng lên, đau nhức mỗi khi đạp chân vịt trong nước. Rémi phải tháo bỏ một chân vịt, để một chân cứng đơ không cử động và dồn toàn bộ sức lực vào chân kia. Từ Pakse (Lào), vết thương trở nặng và sưng phồng.
Những ngư dân Trung Quốc đã dắt Remi đi leo núi trong đêm, ngắm nhìn bầu trời trong veo và ánh sáng tỏa ra từ hồ thủy điện Mạn Loan. Sau đó, họ dừng ở một ngôi nhà trên núi, gặp những người đang ngồi chụm đầu trong nhà. Họ nói: “Cẩn thận, cả đêm chúng tôi chỉ có một cây nến thôi đấy!”. Những ngư dân bỏ đi, lát sau trở lại với những tổ ong to và những ấu trùng tròn vo, béo tốt trong tổ.
< Một chiều, Rémi dừng chân trong một khu rừng ở biên giới Lào – Campuchia. “Chỉ có một mình tôi nơi này, không một bóng người”.
“Họ đã chiên mấy con đó với dầu ăn, hành phi, bơ… và mấy gia vị khác. Lúc nhìn thấy mấy con sâu béo đó trên bàn, tôi đã không biết nó để làm gì” – Rémi rùng mình nhớ lại – “Tôi đã đợi, và họ bỏ mấy con đó vào miệng nhai ngon lành. Tôi cũng thử. Trời ơi, giòn tan và ngon khủng khiếp”. Sau khi no bụng, Rémi xuống núi về lại nhà bè trên sông ngủ một giấc ngon lành, cũng trong bộ đồ bơi kỳ cục đó.
< Tại Phnom Penh, Campuchia, khi thấy chân mình không thể khỏi nếu cứ tiếp tục xuống nước, Rémi quyết định không khám bác sĩ và bơi rời khỏi Campuchia. Hành trình ở đây với anh là những ngày dễ chịu, dòng sông yên ắng, người dân xung quanh hiền hòa và những món cá ngon tuyệt trên dòng Tonlé Sap.
Sông Lan Thương ở giữa núi, và đôi khi Rémi phải vượt ghềnh thác. Có lần, dù đã nhắm sẵn một dòng nước để lao xuống, nhưng ngay sau đó xuồng va vào một khối đá lớn và bị đẩy chìm xuống một họng nước sâu. Rémi rùng mình nhớ lại: “Tôi đã ở 5 hay 10 giây dưới mặt nước trong dòng chảy cuồn cuộn, đầy sợ hãi, không biết làm gì, tôi đã tưởng mình sẽ chết đuối mất. Nhưng vừa lúc đó thì cái xuồng qua khỏi họng nước”.
< Đến Việt Nam, Rémi phải đối mặt với một thách thức mới: triều cường.
Thế nhưng, sự hiểm trở của sông Lan Thương lại không cản trở anh chàng liều lĩnh này nhiều như một đoạn sông yên tĩnh ở Lào. “Họ lấy hết đồ của tôi và bắt tôi phải lên bờ” – Đó là thời điểm tháng 1.2014, Rémi bơi tới Vientiane (Lào) và bị cảnh sát Lào bắt lại. Người ta nói phải điều tra anh, tịch thu đồ đạc của anh và bảo anh… ra ngoài chờ. Rémi mắc kẹt ở Lào hơn một tháng ròng, đi lên đi xuống trình diện cảnh sát và không hiểu vì sao mình bị bắt. Sau đó, cảnh sát trả lại hành lý cho Rémi và bảo anh không được phép bơi trên dòng sông này.
< Từ hôm đó, Rémi phải thay đổi chiến thuật. Anh xuống nước từ 12 giờ trưa, bơi đến 6 giờ tối, nghỉ một lúc, rồi bơi tiếp cả đêm đến gần 6 giờ sáng hôm sau.
“Họ đưa cho tôi một quyển sách dày 700 trang và nói tôi đọc về quy định trên dòng sông Mekong. Nhưng ngay chương 1, tôi đã thấy ghi rõ người ta được phép tự do đi lại trên sông Mekong. Vì thế, không có lý do nào ngăn cản tôi khởi hành được. Tôi chẳng muốn gì, chỉ muốn tiếp tục được bơi thôi”, Rémi nói.
Kiệt sức ở Phnom Penh
Ngày 7.2, Rémi bất chấp tất cả cấm cản, nhảy xuống sông Mekong và tiếp tục hành trình của mình. Anh kể lại: “Tôi đã đi qua những ngôi làng mà người ta uống nước trực tiếp từ sông Mekong. Có vài nhà đun lại nước. Nhưng nước đun lại không thể loại bỏ hết kim loại nặng như thủy ngân, sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của họ”. Anh nhận ra điều đó khi nước sông càng về hạ nguồn càng có mùi hôi hơn và chân của anh bắt đầu sưng đau, nhức nhối.
Vết sưng càng lúc càng to và đau đớn khiến Rémi phải bỏ một chân vịt ra, chỉ bơi bằng một chân. Vì quá muốn nghỉ ngơi và đau đớn, anh đã bơi một chuyến dài 28 giờ liên tiếp về Phnom Penh trong trạng thái hoàn toàn kiệt sức, và phải nghỉ 6 ngày liên tiếp trên bờ cho đến khi chân cử động lại được.
Khi đến sông Cửu Long của Việt Nam, có đêm vừa mắc võng ngủ dọc bờ sông ở Hồng Ngự (thuộc tỉnh Đồng Tháp), Rémi bị công an địa phương gọi dậy và buộc anh phải đi thuê khách sạn. Từ đó trở đi, dù đi qua bất cứ đoạn sông nào, Rémi cũng được yêu cầu phải ngủ trong khách sạn. “Tại sao tôi cứ phải leo lên bờ, thuê xe chở chiếc xuồng tới khách sạn, rồi sáng mai lại phải thuê xe chở ra bờ sông. Tôi có võng và lều, tôi đã ngủ trên bờ sông từ Trung Quốc tới đây có sao đâu? Tôi không muốn đêm nào cũng vào khách sạn và tốn tiền”, anh tâm sự và cười méo mó.
Một trở lực khác Rémi không hình dung được là việc thủy triều lên xuống mỗi ngày trên sông Cửu Long. “Có hôm tôi đã bơi liên tục gần 1 giờ, người trên bờ sông cười vào tôi. Lúc nhìn lại thiết bị, tôi mới biết mình chỉ bơi được 200 m. Người dân đã gọi tôi vào bờ và chỉ cho tôi khi nào nước đi lên, đi xuống”. Từ lúc đó Rémi bắt đầu “đổi thời khóa biểu”. Anh bơi từ 12 giờ trưa, bơi suốt đêm nếu khỏe và nghỉ ngơi cả ngày trên bờ để chờ nước ròng.
“Kiếm một cái giường ngủ cho đã”
Sáng ngày 9.4, Rémi lại thuê xe ôm chở chiếc xuồng từ huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) ra bờ sông, đợi nước ròng và lại thả xuồng bơi tiếp với một chân sưng vù, đau đớn. “Chỉ còn 79 km nữa là tới biển Đông. Tôi sẽ bơi cho xong, về TP.HCM và kiếm một cái giường ngủ cho đã”, anh nói. Chuyến du hành của anh đã kéo dài hơn 6 tháng. Hoàn thành chuyến đi này, anh chính thức trở thành người thứ 2 trên thế giới sử dụng thuyền riverboard vượt sông dài như vậy. Người đầu tiên đã dùng cùng thiết bị để vượt con sông Amazon nổi tiếng.
Hết
Kỳ 1 – Kỳ 2
Theo Khải Đơn (báo Thanh Niên)
NISAVA TRAVEL!