1. Ấn tượng thác Mai

Thác Mai thuộc huyện Định Quán, cách Tp HCM khoảng 128km. Theo quốc lộc 20 Sài Gòn – Đà Lạt. Khi đến cây số khoảng 110, nhìn sang trái sẽ thấy tấm bảng đề Thác Mai, theo đường đất đỏ đi thêm 18km nữa (men theo đường rừng) có nhiều cây gỗ quý) sẽ đến Thác Mai.

Thác Mai đầy những phiến đá lớn, mặt phẳng như thạch bàn, đủ để tung tăng chơi đùa, ngồi tán gẫu và chậm rãi thưởng thức những đồ ăn, thức uống.
Dưới tán rừng, trên mặt đá, bên dòng thác chảy xiết phía dưới chân là những chiếc cầu treo, cầu khỉ đong đưa đầy mạo hiểm.

2. Kỳ thú thác Tà Lài

Thác Tà Lài thuộc huyện Tân Phú, cách Tp HCM khoảng 127km.

Theo quốc lộ 20 Sài Gòn – Đà Lạt, đến cây số khoảng 120km tại xã Phú Lộc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, nhìn sang phải sẽ thấy tấm bảng đề “Rừng Cấm Nam Cát Tiên”, đi tiếp đến ngã ba, quẹo trái khoảng 7km đến chợ Tà Lài, đi tiếp sẽ đến thác Tà Lài.

3. Nên thơ thác Cự và thác Trời

Thác Cự và Thác Trời thuộc “Rừng cấm Nam Cát Tiên”, địa phận huyện Tân Phú cách TP-HCM khoảng 138 km Theo QL 20 Sài Gòn – Đà Lạt, đến cây số khoảng 120 km giống như vào Thác Tà Lài tuy nhiên phải quẹo trái đường vào “Rừng cấm Nam Cát Tiên”.

Khi vào rừng cấm, từ ban quản lý rừng cấm đi khoảng hơn 2km, đến nhà ở của chốt rừng. Phía sau là chốt Thác Cự và từ đây tiếp tục đi đến ngã ba quẹo phải 4km thì đến thác Trời.

4. Hùng vĩ thác Đá Hàn

Thác Đá Hàn thuộc Trảng Bom huyện Thống Nhất cách TP-HCM khoảng 58 km Theo QL 20 Sài Gòn- Trảng Bom, khi đến cây số 52km (từ chợ Trảng Bom ) đi qua khỏi chừng 50km, quẹo trái vào đường đất đỏ chạy khoảng 6km là đến suối Đá Hàn.

5. Mênh mông thác Ba Giọt

Thác Ba Giọt thuộc xã Phú Hòa, huyện định quán, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 130 km.

Theo QL 20 Sài Gòn – Đà Lạt, vừa qua cầu La Ngà đến km 107, các bạn sẽ gặp một con đường bên trái. Đường này, quẹo phải hỏi thăm đường vào thác các bạn sẽ được dẫn đến tận nơi.

6. Vẻ đẹp thác Giang Điền

Cách TP-HCM khoảng 50 km thuộc xã Giang Điền, Huyện Thống Nhất, Theo quốc lộ 1, qua khỏi ngã ba Trị An độ 2km, nhìn bên tay phải, các bạn sẽ thấy nhà thờ Tân Bình, rồi đến chợ Trà Cổ. Bên trái chợ có một đường đất đỏ với bảng ” Giáo Xứ Giang Điền”.

Quẹo vào đường này , sau khi vượt qua một đường rầy xe lửa, qua Ủy Ban Xã, hỏi thăm đường qua đôi ngã rẽ, các bạn sẽ dễ dàng đến được cầu Giang Điền bắc ngang qua dòng suối này ( cầu này được gọi là cầu “Ghi” vì trước đây được làm bằng ghi xe lửa). Qua cầu, ngược theo dòng suối khoảng hơn 1km, các bạn sẽ đến thác.

7. Hoang vắng thác Đá Bàn.

Đây là thác đẹp gần thành phố nhưng chưa được khai thác về mặt du lịch. Tại km thứ 13 trên đoạn tỉnh lộ 1 – Nhà Máy Thủy Điện Trị An , sau khi qua cầu ” Suối Đá Bàn”, sẽ có ngôi chợ nhỏ nằm bên phải lộ. Theo đường đất đỏ ngay bên trái chợ chừng vài trăm thước rồi qua cầu rồi chúng ta gặp một ngôi trường nằm bên tay phải. Thác nằm sau ngôi trường này, trong 1 con hẻm nhỏ.

8. Thác Xa Lộ 25 và thác Núi Nửa.

Hai thác này ở gần nhau bạn có thể đi chơi cả hai trong cùng một chuyến. Người ta gọi giao lộ trên quốc lộ 1 lên Đà Lạt là ngã ba Dầu Giây nhưng thật ra gọi là ngã tư mới đúng vì rẽ phải nếu từ Sài Gòn ra, các bạn sẽ đi vào xã lộ 25.

Đường này đi mãi có thể đến Long Thành gặp QL 51 Biên Hòa – Vũng Tàu. Đi từ Dầu Giây vào độ vài km trên xa lộ này bạn hỏi thăm thác. Tuy nằm không xa đường cái, nhưng lối vào thác nhỏ, đến một lần chưa chắc đã nhớ. Gởi xe ở nhà chủ vườn nơi có thác, bạn đi bộ một đoạn đường ngắn trong vườn là tới.

9. Thác Hòa Bình

Thác Hòa Bình thuộc địa phận xã Phú Sơn (huyện Tân Phú) là nơi có cảnh quan tuyệt đẹp. Từ trên đầu nguồn, thác nước tựa tấm thảm bạc, trải dài, tỏa sáng cả vùng đồi núi. Nơi khởi nguồn của tháp là khe Thanh Lương, nằm ở lưng chừng ngọn đồi có hình thế tựa chiếc bát úp, cao chừng 300m. Băng qua những vách đá chênh vênh, càng tiến xa, khe càng mở rộng và dần hình thành thác nước có độ dốc khoảng 100m với năm tầng nước tráng lệ. Tên thác thể hiện đúng tính chất của nó, êm đềm, hữu tình, thơ mộng chứ không dữ dội, ồn ào như thường thấy.

10. Thác An Viên (An Viêng)

Tên Thác cũng là tên của một nông trường cao su thuộc huyện Long Thành, Đồng Nai nơi dòng thác chảy qua Thác cách TP Hồ Chí Minh hơn 60 km. về phía Đông. Trên Ql 1 Biên Hòa – Vũng Tàu, tới thị trấn Long Thafnh, bạn rẽ trái hỏi đường đến nông trường An Viễn Thác nằm không xa khu dân cư. Nó ở ngay sau một khu nhà tập thể của nông trường.

11. Hoang sơ thác Trị An.

Đây được xem là con thác cuối cùng của sông Đồng Nai với truyền thuyết đẹp về nguời phụ    nữ biến thành đá vì khóc thương chồng.Thác Trị An hùng vĩ với những vách núi đá cheo leo, với dòng nước đập mạnh vào những khối đá giữa dòng hay rải rác dưới chân thác, tạo nên những âm thanh như tiếng khóc nỉ non. Càng về sau, dòng chảy mở rộng ra thành dòng suối hiền hoà tưới mát ruộng vườn.

Đến thác Trị An, du khách không những được chiêm ngưỡng cảnh đẹp mà còn ngắm hồ Trị An thơ mộng trong những chiều hoàng hôn, những đêm trăng sáng. Bạn có thể ngồi trên con thuyền trôi giữa hồ hay ghé vào những hòn đảo nhỏ trên hồ, thưởng thức những món cá chuột tươi ngon (cá có mắt, đầu giống chuột, kêu chít chít khi bị câu lên khỏi mặt nước), hay cá Hoàng Đế, sản vật của hồ.
Thác Trị An ở trên sông Đồng Nai, gần Xóm Cát, cách Biên Hòa khoảng 36 km.

Theo Phattuonline
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *